Cấu trúc Silo là gì? Cách xây dựng cấu trúc Silo cho Website

shape
shape
shape
shape
shape
shape
shape
shape
Cấu trúc silo

Cấu trúc Silo thường được dùng để hệ thống nội dung và gia tăng lượt truy cập cho Website. Vậy cấu trúc Silo là gì? Có vai trò như thế nào trong SEO? Bài chia sẻ dưới đây của Wcab Network sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc về cấu trúc Silo cũng như hướng dẫn bạn cách xây dựng cấu trúc cho trang Web nhé!

Cấu trúc Silo là gì?

Cấu trúc Silo là một kiểu cấu trúc Website. Trong đó, các SEOer sẽ liên kết các nội dung có liên quan với nhau thành một chủ đề cụ thể. Việc áp dụng cấu trúc Silo vào Website sẽ giúp chúng ta có thể gom hoặc phân cấp bài viết theo cụm chủ đề. Tạo nên một cấu trúc rõ ràng và cụ thể. Từ đó, người đọc có thể dễ dàng tìm được các thông tin liên quan trong cùng một trang Web.

Cấu trúc Silo là gì?
Cấu trúc Silo là gì?

Vai trò của cấu trúc Silo trong SEO

Giúp công cụ tìm kiếm thu thập thông tin

Cấu trúc Silo giúp Website hệ thống các bài viết có nội dung liên quan, có cùng một chủ đề lại với nhau. Điều này giúp con Bot của Google dễ dàng di chuyển, và hiểu các nội dung trên Website. Từ đó giúp tăng khả năng lập chỉ mục các nội dung trên Website hơn.

Vai trò
Giúp công cụ tìm kiếm thu thập thông tin

Nâng cao trải nghiệm người dùng

Khi người dùng truy cập vào trang Web để tìm kiếm nội dung mà họ mong muốn. Nếu thời gian tìm kiếm quá lâu người dùng sẽ có xu hướng thoát khỏi trang Web và đi đến trang của đối thủ. Vì thế, khi sử dụng cấu trúc Silo, các nội dung sẽ được phân chia thành nhiều phần riêng biệt. Và các phần sẽ có sự liên kết chặt chẽ về thông tin với nhau. Giúp cho người dùng dễ dàng tìm thấy được nội dung mà họ đang tìm kiếm.

Cải thiện thứ hạng

Như đã nói trên, khi xây dựng cấu trúc Silo thì mọi trang đều được liên kết với nhau. Nên nó sẽ giúp thứ hạng giữa các trang luân chuyển dễ dàng hơn. Việc này sẽ giúp cải thiện điểm số của trang trên thứ hạng Google.

Các loại cấu trúc Silo

Hiện nay có hai loại cấu trúc Silo phổ biến là Silo vật lý và Silo ảo:

Silo vật lý

Silo vật lý là cách tổ chức trang thông qua việc thiết lập các thư mục URL như một thư viện cỡ nhỏ. Trong mỗi thư mục đại diện cho một chủ đề chính hoặc một nhóm bài viết liên quan đến với nhau. Giúp bạn dễ dàng biết được nội dung của từng danh mục hay chủ đề mà bài viết đang đề cập tới.

Silo ảo

Đây là phương pháp xây dựng cấu trúc Website bằng các liên kết nội bộ. Silo ảo sẽ sử dụng cấu trúc Internal Link bằng cách nhóm những trang có liên quan và tách các trang không có liên quan ra. Điều này giúp tạo ra một cấu trúc logic cho trang web của bạn và giúp công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về cách các chủ đề liên quan với nhau. Hiện nay, cách triển khai Silo ảo tối ưu nhất là sử dụng Topic Cluster.

Cách xây dựng cấu trúc Silo chi tiết

Bước 1: Xác định chủ đề chính

Bạn cần chọn một chủ đề tổng thể mà trang Web của bạn muốn tập trung. Ví dụ: Wcab Network là công ty chuyên cung cấp dịch vụ SEO tổng thể.

Bước 2: Lựa chọn chủ đề bổ trợ cho chủ đề của Website

Bạn cần chọn lựa một chủ đề lớn bao quát các cụm chủ đề con để làm rõ ý nghĩa và ngữ cảnh của chúng. Để làm được điều này, bạn hãy trả lời những câu hỏi dưới đây:

  • Danh mục sản phẩm/ dịch vụ chính yếu bạn muốn kinh doanh là gì?
  • Các kiến thức bổ ích nào bạn muốn cung cấp tới người dùng?
  • Đối tượng khách hàng tiềm năng của bạn là những ai?
  • Những khía cạnh nào ở sản phẩm mà mọi người thường quan tâm đến?…

Hãy tổng hợp lại các câu trả lời để tạo nên một bản phác thảo cho nội dung Website mà bạn sẽ xây dựng.

Bước 3: Vẽ mô hình Silo cho cấu trúc Website

Bạn hãy lên kế hoạch chi tiết cho việc xây dựng mô hình Silo của từng bài viết. Bản kế hoạch này phải đảm bảo có chủ đề chính, chủ đề phụ cũng như các Webpage.

Bước 4: Lập kế hoạch cho cấu trúc liên kết

Sau khi lên kế hoạch cho cấu trúc của website, bạn cần phải tiếp tục lập kế hoạch cho cấu trúc liên kết. Cụ thể, hãy chọn cách tốt nhất để kết nối các trang lại với nhau, giúp chủ đề được chặt chẽ hơn. Đồng thời, hãy thêm những Backlink nhiều Anchor text trong mỗi Silo để cải thiện thứ hạng cho trang nhé.

Cấu trúc silo
Lập kế hoạch cho cấu trúc liên kết

Bước 5: Triển khai và xây dựng Silo

Đối với Silo vật lý

Nếu bạn sử dụng nền tảng WordPress thì mọi chuyện rất đơn giản:

  • Đầu tiên, bạn xây dựng các trang Category và Subcategory.
  • Thay đổi Permalink thành “domain/category/tên bài đăng”
  • Tiến hành tạo nội dung bài viết của trang Web và chọn danh mục cụ thể.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần có cả Menu và Breadcrumb để bổ trợ cho 2 yếu tố quan trọng này. Hãy xây dựng Menu, Breadcrumb thể hiện cấp bậc bài viết nhé.

Thiết lập Silo ảo

Nguyên tắc xây dựng Silo ảo là để củng cố thêm cho cấu trúc Silo vật lý của trang Web. Những liên kết nội bộ giống như những mạch máu tạo nên cấu trúc Silo ảo của một Website. Bạn hãy liên kết nội bộ tất cả các bài viết có cùng một chủ đề hay danh mục lại với nhau. Điều này giúp nội dung cụm Silo ảo được liên kết chặt chẽ và thể hiện chủ đề chuyên sâu hơn.

Bước 6: Đồng bộ nội dung

Đây là bước cuối cùng trong xây dựng cấu trúc Silo chuẩn chỉnh cho Website. Sự đồng bộ và thống nhất toàn diện của website thể hiện ở:

  • Nội dung và chủ đề cốt lõi của bài viết.
  • Hình ảnh và video.

Google ưu tiên đánh giá và xếp hạng cao cho những Website chia sẻ kiến thức ở trình độ chuyên gia của từng lĩnh vực. Nếu Website của bạn quá lan man về định hướng nội dung cũng như chủ đề cốt lõi thì rất khó để được Google xếp hạng cao.

Lời kết

Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn biết cách xây dựng cấu trúc Silo cho Website của mình. Cấu trúc Silo không chỉ cải thiện khả năng hệ thống nội dung có liên quan trong Web của bạn mà còn giúp bạn triển khai chúng hiệu quả. Nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này, liên hệ ngay với Wcab Network để được tư vấn giải pháp nhé!