Market Analysis là gì? Các bước phân tích thị trường hiệu quả cho doanh nghiệp

shape
shape
shape
shape
shape
shape
shape
shape

Market Analysis là gì? Các bước phân tích thị trường hiệu quả cho doanh nghiệp

Market Analysis là một thuật ngữ quan trọng mà bất cứ doanh nghiệp nào hiện nay cũng cần biết đến. Đây chính là quá trình phân tích các yếu tố thị trường, xu hướng xã hội nhằm giúp doanh nghiệp xây dựng được chiến lược kinh doanh hiệu quả.

Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ nói rõ hơn về thuật ngữ Market Analysis này cũng như quy trình phân tích thị trường tối ưu nhất cho các doanh nghiệp mới. Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết nhé!

1. Market Analysis là gì?

Market Analysis dịch sang tiếng Việt có nghĩa là phân tích thị trường. Về bản chất, Market Analysis chính là hoạt động phân tích hành vi khách hàng, tìm hiểu thông tin về các đối thủ cạnh tranh, các tài nguyên quảng cáo, cơ hội phát triển… để qua đó xây dựng chiến lược kinh doanh tối ưu nhất cho doanh nghiệp.

Market Analysis là gì?

2. Lợi ích của Market Analysis đối với doanh nghiệp

Theo khái niệm thì mục đích cuối cùng của Market Analysis là xây dựng chiến lược kinh doanh tối ưu nhất cho doanh nghiệp nhằm tạo ra lợi nhuận như mong muốn. Thông qua quá trình phân tích thị trường thì doanh nghiệp sẽ nhận được những giá trị cụ thể gồm có:

2.1. Tìm được Insight khách hàng.

Việc thấu hiểu nhu cầu, xu hướng của khách hàng là yếu tố quyết định đến thành công hay thất bại của một doanh nghiệp khi tung ra thị trường sản phẩm, dịch vụ mới. Nếu bạn không hiểu khách hàng tiềm năng của mình thì sản phẩm của doanh nghiệp sẽ không tiếp cận được khách hàng, họ sẽ không đón nhận những gì doanh nghiệp mang lại.

2.2. Biết rõ về đối thủ cạnh tranh.

Những điểm mạnh cũng như hạn chế của doanh nghiệp đối thủ bạn sẽ biết rõ trong quá trình phân tích thị trường. Đây là điểm thuận lợi giúp bạn tạo ra điểm khác biệt, nổi trội về sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh của mình.

2.3. Xây dựng được chiến lược phát triển.

Phân tích thị trường chuyên sâu tạo điều kiện cho doanh nghiệp của bạn xây dựng được hướng đi, lộ trình phát triển hợp lý, qua đó tránh được những rủi ro, thất bại không đáng có.

2.4. Tạo ra cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp.

Thị trường kinh doanh luôn vận động và phát triển không ngừng. Mỗi doanh nghiệp đều có những cơ hội và thách thức riêng trong quá trình phát triển của mình. Phân tích thị trường là cách giúp doanh nghiệp chủ động trong mọi tình huống, sẵn sàng đối mặt với khó khăn và cơ hội phát triển.

3. Mục tiêu cần đạt khi phân tích thị trường

Theo các chuyên gia, mục tiêu bạn cần đạt khi phân tích thị trường đó là người tiêu dùng, thị trường tiềm năng, nhu cầu xã hội, khả năng tăng trưởng… Cụ thể gồm:

  • Xác định thói quen, hành vi khách hàng. Bạn cần phân tích hành vi người tiêu dùng cùng các yếu tố khách quan cũng như chủ quan tác động đến hành động mua sắm, tiêu dùng của khách hàng.
  • Xác định xu thế thị trường, nhu cầu xã hội hiện đại nhằm hướng đến thị trường mục tiêu.
  • Cần phân tích đối thủ cạnh tranh. Tìm kiếm lượng khách hàng của họ, mặt hàng họ cung cấp, ưu nhược điểm của họ dựa trên các số liệu cụ thể để so sánh khách quan.
  •  Phân tích thị trường dựa theo khả năng tăng trưởng, khả năng thâm nhập thị trường. Bạn cần xác định doanh nghiệp nên tiếp thị ở đâu, cần dùng hình thức gì và thời gian tiếp thị trong bao lâu?

Phân tích khách hàng mục tiêu giúp doanh nghiệp có chiến lược đúng đắn.

4. Thu thập tài nguyên ở đâu để phân tích thị trường?

Quá trình phân tích thị trường cần đòi hỏi có nguồn thông tin khách quan từ nhiều phương diện khác nhau để có kết quả tốt nhất. Doanh nghiệp có thể phân tích thị trường dựa trên các nguồn tài nguyên sau:

  • Khảo sát thực tế. Thu thập dữ liệu dựa theo con số của các chi nhánh và người tiêu dùng cung cấp. Dữ liệu bán hàng là con số thống kê chính xác nhất cho việc phân tích thị trường.
  • Tổ chức các hội thảo online để tổng hợp thông tin khách hàng. Các góp ý trao đổi, phản hồi của khách hàng là dữ liệu quan trọng để phân tích.
  • Khảo sát thông qua điện thoại giúp bạn có được những thông tin, dữ liệu rất quan trọng.
  • Phân tích dữ liệu trên mạng xã hội như: Facebook, Tiktok, Instagram, Twitter, Zalo… giúp doanh nghiệp có dữ liệu đầy đủ, chính xác để phân tích thị trường.
  • Áp dụng hình thức Email tiếp thị, sử dụng Form thông tin trên website cũng tạo ra nguồn dữ liệu rất tốt để phân tích thị trường.
  • Thu thập thông tin dữ liệu từ nhân vân bán hàng, nhân viên tư vấn. Đây là đối tượng tiếp xúc với khách hàng nhiều nhất nên rất hiểu khách hàng.

Thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn tài nguyên khác nhau.

5. Các bước Market Analysis hiệu quả cho doanh nghiệp

Như đã nói ở trên, mục đích của Market Analysis giúp bạn hiểu khách hàng mục tiêu của mình, hiểu rõ về đối thủ, về ngành mình kinh doanh và xu hướng xã hội hiện nay. Thông qua những thông tin đó, doanh nghiệp của bạn sẽ có được một chiếc lược kinh doanh hoàn hảo nhất. Xuất phát từ mục đích này, quá trình phân tích thị trường sẽ cần thực hiện theo các bước như sau:

5.1. Thu thập dữ liệu cần thiết

Mỗi doanh nghiệp sẽ có những sản phẩm, dịch vụ phục vụ cho một nhóm đối tượng nào đó. Bạn cần xác định khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp là ai? Để có được đáp án đầy đủ, bạn cần trả lời cho list câu hỏi sau:

– Khách hàng của bạn là ai? Độ tuổi, sở thích, tầng lớp xã hội, nhu cầu ra sao?

– Khách hàng này có thói quen sử dụng sản phẩm của bạn khi nào?

– Khách hàng có lợi gì khi dùng sản phẩm của bạn?

Việc xác định khách hàng mục tiêu đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Bạn cần nghiên cứu thị trường, lựa chọn phân khúc mục tiêu, phân khúc thị trường, xây dựng khách hàng mục tiêu thật rõ ràng để đạt kết quả tốt nhất.

Có rất nhiều cách để thu thập dữ liệu. Ở phần trên chúng tôi đã chia sẻ các cách tìm kiếm tài nguyên để phân tích thị trường. Bạn nên áp dụng triệt để các cách để có hiệu quả cao.

Quy trình phân tích thị trường khoa học, hiệu quả.

5.2. Kiểm tra, phân tích, đánh giá thị trường

Sau khi đã có đầy đủ cơ sở dữ liệu, doanh nghiệp cần kiểm tra kỹ càng và phân tích thị trường một cách khách quan. Trong quá trình kiểm tra, phân tích bạn cần lưu ý:

– Về quy mô, tốc độ tăng trưởng của từng nhóm khách hàng cụ thể.

– Về mục tiêu, xu hướng mà thị trường đang hướng đến.

– Về tỷ lệ phần trăm thị phần đạt được.

– Về kết quả phân tích ưu, nhược điểm của đối thủ cạnh tranh.

5.3. Xây dựng chiến lược sau khi phân tích thị trường

Khi có các dữ liệu trong tay, bạn cần xây dựng câu hỏi để phân tích khách hàng tiềm năng, thiết kế mẫu quảng cáo, tạo sơ đồ phân tích, xử lý các số liệu dư thừa, không cần thiết. Với cách này, chiến lược kinh doanh của bạn sẽ được tối ưu, khả năng cạnh tranh với các đối thủ sẽ khả quan hơn.

Lời Kết

Vậy là, thông qua bài viết trên đây, bạn đọc đã hiểu Market Analysis là gì, lợi ích cũng như quy trình phân tích thị trường như thế nào rồi đúng không nào? Hy vọng bài viết cung cấp nhiều kiến thức hữu ích giúp bạn xây dựng doanh nghiệp phát triển lớn mạnh. Xin cảm ơn!