Promotion là một thành phần đóng vai trò rất quan trọng trong marketing. Bởi nó làm tăng khả năng nhận diện thương hiệu và thúc đẩy doanh số bán hàng. Nhà quản trị doanh nghiệp có thể kết hợp nhiều yếu tố khác nhau của chiến lược promotion trong marketing để tạo thành chiến dịch độc đáo? Vậy những yếu tố đó là gì? Marketing Agency sẽ giúp bạn giải đáp qua bài viết sau nhé.
Promotion có nghĩa là gì?
Trong tiếng anh, Promotion được dịch với nghĩa là sự đẩy mạnh tiêu thụ, sự xúc tiến, quảng cáo. Promotion trong marketing chính là hoạt động quảng bá. Nó bao gồm việc sử dụng các công cụ quảng cáo, PR, chính sách giảm giá của sản phẩm hay dịch vụ nào đó. Hoạt động này hướng đến mục đích tăng cường khả năng bán hàng với mức giá tốt nhất thị trường.
Promotion thường được sử dụng vào 2 con đường chính, bao gồm:
- Above the line: Là những hoạt động nhằm xây dựng và mở rộng hình ảnh thương hiệu một cách bền vững. Các hoạt động này sẽ thông qua TV, Radio, Print & Outdoor Ads… và do Brand team đảm nhận.
- Below the line: Là các hoạt động phát triển thị trường phân phối, kênh bán lẻ, tiêu dùng trong thời hạn ngắn nhưng lại có hiệu quả trực tiếp. Ví dụ như: phát hàng mẫu, tiếp thị trực tiếp, khuyến mãi, tặng quà…
Vai trò của Promotion trong marketing
Promotion trong marketing là một thành phần đóng vai trò rất quan trọng. Nó có thể nâng cao tầm ảnh hưởng của thương hiệu và thúc đẩy doanh số bán hàng. Promotion là chữ P thứ tư trong mô hình Marketing Mix 7P. Trước khi tiến hành chiến lược Promotion thì chúng ta phải chuẩn bị sẵn sàng cho các chữ P còn lại gồm: Product, Price và Place.
Hiện nay, Promotion chủ yếu sử dụng truyền thông tiếp thị tích hợp (IMC) để truyền tải tải thông điệp về thương hiệu từ doanh nghiệp đến với người tiêu dùng. Thông thường, Promotion sẽ được kết hợp với Price, Place, Product nhằm nâng cao hiệu quả quảng bá sản phẩm. Mỗi chiến lược quảng bá, cách thức tiến hành quảng bá phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: phân khúc khách hàng, ngân sách, thông điệp và thị trường mục tiêu.
Chiến lược Promotion trong marketing gồm những yếu tố nào?
Promotion trong marketing có sự tích hợp của nhiều yếu tố khác nhau. Khi kết hợp lại với nhau chúng sẽ tạo thành chiến dịch quảng bá mạnh mẽ. Từ đó giúp tăng khả năng nhận diện thương hiệu và bán hàng hiệu quả hơn. Các yếu tố của của chiến lược Promotion gồm:
Bán hàng cá nhân (Personal Selling)
Nhân viên bán hàng sẽ được đào tạo bài bản về phương pháp tiếp cận và kĩ thuật bán hàng cá nhân để thay mặt cho doanh nghiệp hoạt động, quản lý. Tuy nhiên việc đầu tư về nhân viên bán hàng khá tốn kém chi phí nên chỉ sử dụng trong trường hợp mang lại lợi ích thực sự. Nó phù hợp với một số lĩnh vực thu lợi nhuận cao như: bán xe ô tô, dịch vụ bán nhà, sửa nhà…
Khuyến mãi (Sales Promotion)
Khuyến mãi là những hoạt động kích thích người dùng mua hàng trong một thời hạn ngắn bằng cách cung cấp cho họ các lợi ích đi kèm khi mua sản phẩm, dịch vụ. Hoạt động này sẽ tăng doanh thu nhanh chóng. Bên cạnh đó, khuyến mãi cũng hướng đến các kênh phân phối trung gian để thúc đẩy khả năng bán hàng của họ tăng cao hơn.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, đôi khi doanh nghiệp phải tạo ra những cú hích để kích thích thị trường, người tiêu dùng. Tuy nhiên, chúng ta cần nhớ chương trình khuyến mãi chỉ duy trì được trong một thời gian ngắn. Nếu quá lạm dụng thì rất dễ bị phản tác dụng.
Quan hệ công chúng (PR)
Quan hệ công chúng là một yếu tố quan trọng thuộc chiến lược Promotion trong marketing. Hoạt động này sẽ được xây dựng sẵn kế hoạch, tiến hành liên tục nhằm thiết lập và duy trì sự hiểu biết lẫn nhau, tình cảm giữa tổ chức/doanh nghiệp với công chúng. Những chiến lược PR thành công thường có xu hướng dài hạn và đã lập kế hoạch cho mọi tình huống cụ thể.
Marketing trực tiếp (Direct Marketing)
Marketing trực tiếp là các hoạt động marketing được tiến hành mà không cần qua kênh trung gian hay nhà phân phối. Theo đó, doanh nghiệp sẽ trực tiếp liên lạc với khách hàng để giải quyết vấn đề liên quan đến sản phẩm, dịch vụ. Marketing trực tiếp gồm: gửi thư, gọi điện, gửi email trực tiếp, gửi phiếu khảo sát đến khách hàng, quảng cáo tại điểm bán, tổ chức sự kiện gặp mặt…
Quảng cáo về sản phẩm, dịch vụ
Quảng cáo là hình thức tuyên truyền phải trả phí nhằm mục đích giới thiệu thông tin về sản phẩm, dịch vụ, doanh nghiệp, dự án kinh doanh mới đến khách hàng. Hoạt động này được thiết lập để tác động đến hành vi, thói quen mua hàng của người tiêu dùng. Hiện nay các phương tiện quảng cáo rất đa dạng cho doanh nghiệp lựa chọn như: báo chí, tạp chí, truyền hình, quảng cáo kỹ thuật số, trực tuyến, công cụ internet, quảng cáo ngoài trời…
Hội chợ và triển lãm thương mại
Các công ty, doanh nghiệp thường ít buôn bán trong hội chợ và triển lãm thương mại. Mục đích của họ khi tổ chức sự kiện này là để nâng cao nhận thức trong tâm trí khách hàng và khuyến khích hành vi mua dùng thử. Thông qua hội chợ, triển lãm nhà kinh doanh có thể dễ dàng khai thác, tiếp cận thông tin của khách hàng mới. Đồng thời nó cũng được đánh giá là công cụ hiệu quả giúp gia tăng doanh số bán hàng.
Tài trợ (Sponsorship)
Tài trợ là hình thức doanh nghiệp phải trả tiền để có cơ hội liên kết với một nhãn hàng, sự kiện hay hình ảnh cụ thể nào đó. Ví dụ như, doanh nghiệp bạn tài trợ cho giải thi đấu thể thao, cuộc thi người đẹp… Khi sự kiện xuất hiện trên truyền hình, báo đài thì luôn có tên công ty tài trợ đi kèm.
Khuyến mãi trực tuyến (Online Promotions)
Khuyến mãi trực tuyến hay còn gọi là Online Promotions. Nó là sự kết hợp của tất cả các yếu tố quảng cáo vừa nêu ở trên dựa vào nền tảng kỹ thuật số. Hiện nay, lĩnh vực quảng cáo trực tuyến đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, rầm rộ qua nhiều phương tiện thông minh hoặc kênh truyền thông xã hội. Trong đó các kênh truyền thông xã hội như Facebook, Instagram, Youtube… được đánh giá là mảnh đất màu mỡ để quảng bá dịch vụ, sản phẩm.
Kết luận
Qua bài viết trên đây của Marketing Agency, chúng ta có thể thấy rằng chiến lược Promotion trong marketing đóng vai trò rất quan trọng. Đặc biệt các hoạt động quảng bá trong Promotion sẽ thúc đẩy doanh số bán hàng tăng nhanh. Đồng thời chiến lược cũng giúp nâng cao tầm ảnh hưởng của thương hiệu trên thị trường, xây dựng niềm tin của khách hàng với doanh nghiệp.
Bài viết cùng chủ đề:
-
Dịch vụ Digital Marketing tại Marketing Agency VN
-
Bí quyết để xây dựng kênh Youtube thu hút hàng triệu lượt xem
-
Xây dựng chiến dịch Email Marketing hiệu quả 2024
-
GDN là gì? Cách triển khai chiến dịch Google Display Network
-
S-Commerce và E-Commerce: Liệu doanh nghiệp có cần cả hai?
-
Social Commerce là gì? Bí quyết kinh doanh ở Social Commerce