Cách xây dựng bản kế hoạch marketing hoàn chỉnh

shape
shape
shape
shape
shape
shape
shape
shape
Bản kế hoạch marketing hoàn chỉnh

Một bản kế hoạch marketing vững chắc có thể đưa doanh nghiệp của bạn lên một tầm cao mới, giúp biến các mục tiêu kinh doanh của bạn thành hiện thực bằng cách cung cấp cho bạn phương hướng, chiến thuật và thời gian hành động, thậm chí là hơn cả thế. Nếu bạn chưa bao giờ tạo một bản kế hoạch marketing hoàn chỉnh trước đây, bạn có thể sẽ hơi bối rối khi không biết bắt đầu từ đâu. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn từng bước về cách tạo một kế hoạch marketing hoàn chỉnh phù hợp với loại hình kinh doanh của bạn.

Kế hoạch marketing là gì?

Kế hoạch marketing là một lộ trình giúp bạn đặt ra các mục tiêu, tìm hiểu đối tượng khách hàng và tối ưu hóa các hoạt động trong chiến dịch marketing của bạn. Nói một cách dễ hiểu, nó giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về việc cần phải làm cái gì, tại sao và nên làm như thế nào trong tất cả các hoạt động marketing của bạn.

Một kế hoạch marketing hiệu quả sẽ giúp bạn truyền đạt ý tưởng lớn và các chiến thuật khác nhau liên quan kế hoạch marketing tốt. Đồng thời, nó cũng cho phép bạn theo dõi sự thành công của các chiến dịch mà bạn tạo ra.

Một kế hoạch marketing lý tưởng nên bao gồm các phần sau:

  • Mục tiêu dài hạn và ngắn hạn
  • Mô tả về đối tượng mục tiêu và các đặc điểm của khách hàng mục tiêu
  • Chiến lược và các chiến thuật marketing chung

Nếu kế hoạch của bạn chi tiết hơn, bạn cũng có thể xem xét bao gồm:

  • Tổng quan tình hình thị trường hiện nay
  • Các chỉ số KPI
  • Cân nhắc về ngân sách hoặc tài chính
  • Tiến trình hoặc lộ trình thực hiện kế hoạch

Cách tạo một bản kế hoạch marketing hoàn chỉnh

Mỗi một doanh nghiệp sẽ có các đặc điểm, sứ mệnh, khách hàng mục tiêu, tiềm lực tài chính khác nhau. Do đó, không có bản kế hoạch marketing nào có thể áp dụng được với tất cả mọi trường hợp. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể thực hiện một số bước để tự tạo một bản kế hoạch marketing cho riêng mình. Sau đây là hướng dẫn các bước để tạo một kế hoạch marketing hiệu quả:

Bước 1: Tạo một bản tóm tắt điều hành

Bản tóm tắt điều hành thường nằm ở phần đầu của kế hoạch marketing. Về cơ bản, nó là một bản tóm tắt ngắn gọn hoặc tổng quan về các đặc điểm của công ty và những điểm chính được rút ra từ toàn bộ kế hoạch marketing.

Trong bản tóm tắt điều hành, bạn hãy nêu lên các khả năng chính của doanh nghiệp và mục đích của kế hoạch marketing mà bạn sắp thực hiện. Ngoài ra, bạn cũng có thể bao gồm những thành tựu của công ty và kế hoạch tương lai trong bản tóm tắt này.

Khi tạo bản tóm tắt điều hành, hãy luôn nhớ rằng bạn cần phải làm cho nó thật ngắn gọn và đúng trọng tâm. Thay vì khiến người đọc buồn ngủ thì hãy tạo nên một bản tóm tắt thu hút sự chú ý và khiến bạn hào hứng với phần còn lại của kế hoạch.

Bản tóm tắt điều hành cho biết các đặc điểm của công ty
Bản tóm tắt điều hành cho biết các đặc điểm của công ty

Bước 2: Nêu sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị của công ty

Trước khi đi sâu vào các nội dung marketing và phương pháp marketing như thế nào thì bạn nên xem lại sứ mệnh, tầm nhìn và các giá trị của công ty mình. Điều này giúp bạn định hướng cho kế hoạch marketing của bạn không bị chệch khỏi quỹ đạo là các giá trị của công ty.

Đặc biệt, đối với bất kỳ ai đọc vào bản kế hoạch marketing hoàn chỉnh của bạn như các cộng sự, đối tác, các đơn vị marketing agency đều có thể nắm bắt và hiểu được mục đích cuối cùng của doanh nghiệp bạn. Nhờ đó, họ hiểu rõ hơn về các mục tiêu marketing, các hoạt động và kế hoạch marketing trong tương lai của bạn.

Bước 3: Nghiên cứu thị trường và các đối thủ cạnh tranh.

Bước tiếp theo trong kế hoạch marketing là tìm hiểu thị trường hiện tại và nghiên cứu sự cạnh tranh đang diễn ra trên thị trường này. Việc nghiên cứu sự cạnh tranh rất quan trọng bì nó giúp bạn biết được những đối thủ của bạn đang làm gì và những gì thật sự có hiệu quả với khách hàng trong thị trường này, đồng thời cũng cho bạn biết được cách bạn có thể làm điều đó tốt hơn.

Trước khi phân tích đối thủ cạnh tranh, hãy sử mô hình phân tích SWOT để làm rõ các điểm mạnh và điểm yếu của công ty mình trước. Sau đó, áp dụng lại mô hình này lên các đối thủ cạnh tranh mạnh trên thị trường của bạn. Việc làm này sẽ giúp bạn vừa nghiên cứu được đối thủ nhưng cũng vừa so sánh được các điểm mạnh, yếu, cơ hội và các mối đe dọa của công ty mình so với các đối thủ.

Bên cạnh mô hình phân tích SWOT trên, bạn cũng có thể thêm vào một số điều để nghiên cứu về đối thủ cạnh tranh của mình như:

  • Đội ngũ marketing và lãnh đạo của đối thủ
  • Mức độ tăng trưởng và khả năng tài chính của họ
  • Sản phẩm hoặc dịch vụ bán chạy nhất của họ
  • Các bài đăng trên blog của họ có hiệu quả nhất
  • Chiến lược marketing video của họ
  • Chiến lược marketing truyền thông xã hội của họ

Việc này có thể giúp bạn sắp xếp và hình dung ra các thông tin quan trọng về đối thủ cạnh tranh của mình. Đồng thời, nó có thể giúp bạn xác định cơ hội và đặt mục tiêu của chính mình.

Nghiên cứu thị trường
Nghiên cứu thị trường

Bước 4: Xác định chân dung khách hàng mục tiêu

Xác định người mua hoặc khách hàng lý tưởng của bạn là ai sẽ giúp bạn có thể tạo ra các chiến lược marketing phù hợp và đầy đủ thông tin hơn.

Đương nhiên, khách hàng mục tiêu của mỗi doanh nghiệp là khác nhau. Nhưng mọi doanh nghiệp đều muốn tăng nhận thức của khách hàng và đem lại doanh thu cho mình. Bạn có thể sẽ có nhiều hơn là một nhóm khách hàng. Ví dụ: một cửa hàng quần áo có thể đồng thời sản xuất các sản phẩm cho cả nhóm thanh thiếu niên và nhóm phụ nữ lớn tuổi.

Hãy liệt kê và phân loại các nhóm đối tượng mục tiêu này để có cái nhìn cụ thể về các phân khúc khách hàng khác nhau của bạn. Đồng thời, ở mỗi nhóm khách hàng, bạn hãy cố gắng phác họa ra một chân dung khách hàng tiềm năng mà bạn đang hướng tới. Hãy đặt mình vào vị trí của người mua hàng để hiểu rõ hơn về thái độ cũng như các thói quen họ. Một mẹo nhỏ để phác họa chân dung khách hàng tiềm năng hiệu quả là sử dụng nhân khẩu học để biết độ tuổi, khu vực sinh sống, nghề nghiệp, mức chi tiêu, thu nhập,… thói quen, lối sống, sở thích và mục tiêu của người mua hàng.

Bước 5: Đề ra các mục tiêu marketing

Trong phần này của kế hoạch marketing, bạn cần xác định rõ mục tiêu cụ thể của bạn là gì.

Việc vạch ra các mục tiêu marketing rõ ràng sẽ giúp đảm bảo rằng bạn đang sử dụng các con số thực tế thay vì các mục tiêu chung chung, mơ hồ. Giả sử nếu mục tiêu của bạn là tăng lưu lượng truy cập cho trang web, hãy đề cập đến số lượng người truy cập chính xác để bạn có thể theo dõi xem mình có thành công hay không.

Bạn nên sử dụng mô hình SMART để đạt được các mục tiêu. Mô hình thiết lập mục tiêu SMART sẽ bao gồm các tiêu chuẩn sau:

  • Specific: Mục tiêu phải có tính cụ thể
  • Measurable: Mục tiêu phải đo lường được
  • Attainable: Mục tiêu phải có tính khả khi
  • Relevant: Mục tiêu phải có tính liên quan đến chiến dịch
  • Time- Bound: Mục tiêu phải có tính ràng buộc về thời gian
Mô hình SMART
Mô hình SMART

Bước 6: Xác định ngân sách marketing của bạn

Sau khi đề ra các mục tiêu, hãy cân nhắc đến nguồn ngân sách của bạn. Liệt kê ra tất cả những khoản chi tiêu và mức ngân sách giới hạn mà bạn có thể bỏ ra cho một chiến dịch marketing.

Điều này rất quan trọng vì nếu tài chính không vững mạnh rất có thể bạn sẽ phải trì hoãn kế hoạch marketing hoặc dừng chiến dịch giữa chừng. Bên cạnh đó, bạn cũng nên xem xét đến các chi phí tiềm ẩn liên quan có thể phát sinh trong quá trình thực hiện chiến dịch.

Bước 7: Phác thảo chiến lược và kế hoạch marketing

Trong bước này, hãy viết ra một hoặc nhiều chiến lược marketing và các chiến thuật để thực hiện cho mỗi chiến lược. Đảm bảo kế hoạch của bạn sẽ bao gồm:

  • Những việc cần làm
  • Cách thực hiện
  • Các kênh truyền thông được sử dụng

Bạn có thể chia các hoạt động của mình thành các giai đoạn và trình bày chúng với đội ngũ marketing của mình. Sau khi chọn được chiến lược phù hợp nhất trong số các chiến lược mà bạn đưa ra, hãy sắp xếp thành một bản kế hoạch marketing hoàn chỉnh có đính kèm thời hạn và người phụ trách.

Phác thảo chiến lược marketing
Phác thảo chiến lược marketing

Như vậy, một bản kế hoạch marketing hoàn chỉnh sẽ bao gồm nhiều yếu tố mà bạn cần phải cân nhắc. Nó không chỉ là vấn đề của việc tìm kiếm, sắp xếp các thông tin mà bạn nghiên cứu được từ thị trường mà còn bao gồm cả thấu hiểu bản thân doanh nghiệp, phân tích đối thủ cạnh tranh, xác định ngân sách và nhiều vấn đề liên quan khác đòi hỏi bạn phải tư duy linh hoạt. Hy vọng rằng các thông tin được chúng tôi cung cấp bên trên sẽ giúp bạn trong việc thiết kế và lập bản kế hoạch marketing hoàn chỉnh cho chính doanh nghiệp của bạn.