Heading là gì? Cách kiểm tra, tối ưu thẻ Heading chuẩn SEO

shape
shape
shape
shape
shape
shape
shape
shape
Heading là gì

Tối ưu hóa Heading là một phần quan trọng trong SEO Onpage. Tuy nhiên, để tối ưu thẻ Heading trên Website như thế nào cho chuẩn SEO thì không phải ai cũng có kinh nghiệm. Vì thế, trong bài viết này của Wcab Network sẽ giúp bạn hiểu được Heading là gì cũng như hướng dẫn bạn cách đặt thẻ Heading một cách hiệu quả nhé!

Heading là gì?

Trong SEO, Heading (tiêu đề) được thể hiện bằng các thẻ HTML từ H1 đến H6. Trong đó H1 là tiêu đề cấp cao nhất và H6 là tiêu đề cấp thấp nhất. Các tiêu đề này được sử dụng để làm rõ nội dung chính của chủ đề đang được nói đến trong bài viết. Việc đặt thẻ tiêu đề không chỉ có vai trò quan trọng trong việc hiển thị và định hướng người đọc trên trang web. Mà chúng còn giúp các công cụ tìm kiếm hiểu được và xếp hạng trang web của bạn.

Heading là gì?
Heading là gì?

Vai trò của Heading trong SEO

Như đã nói trên, tiêu đề đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chiến lược SEO của trang web. Đây không chỉ là một phần của giao diện web mà còn một số vai trò như:

Thể hiện cấu trúc bài viết rõ ràng, mạch lạc

Các thẻ Heading giúp người đọc hình dung được tổng quan về nội dung của một bài viết. Mỗi tiêu đề là một sợi dây liên kết lại với nhau giúp cho cấu trúc bài viết được rõ ràng, mạch lạc hơn. Điều này thúc đẩy trải nghiệm người dùng và giúp họ nắm bắt nội dung một cách hiệu quả.

Khi đặt Heading, bạn cần đảm bảo tiêu đề thu hút người đọc. Thông thường, Heading được như một công cụ mồi nhử. Nhằm khiêu khích sự tò mò của độc giả để họ đọc tiếp phần sau của bài viết. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng trọng tâm của Heading nên dồn vào nội dung trong bài và cần đảm bảo dễ đọc, dễ hiểu.

Thể hiện cấu trúc bài viết rõ ràng, mạch lạc
Thể hiện cấu trúc bài viết rõ ràng, mạch lạc

Tăng khả năng tiếp cận

Tiêu đề có thể tạo ra sự thu hút cho người đọc và tạo ấn tượng đầu tiên về nội dung của bạn trong kết quả tìm kiếm. Khi tiêu đề được tối ưu hóa, đặc biệt là tiêu đề cấp 1 và cấp 2 thì khả năng thu hút sự chú ý của khách hàng cũng tăng lên. Từ đó, tăng tỷ lệ nhấp chuột lên trang web của bạn.

Tăng sức mạnh cho SEO

Sử dụng heading giúp cải thiện chất lượng bài viết, giúp độc giả dễ theo dõi và nắm bắt thông tin đó, giúp gia tăng sức mạnh cho SEO. Heading còn giúp bạn nhấn mạnh từ khóa chính (và từ đồng nghĩa của nó), đồng thời làm rõ nội dung mà trang truyền tải. Tuy nhiên cần lưu ý rằng không nên quá lạm dụng sẽ khiến bài viết trông thiếu tự nhiên.

Tăng sức mạnh cho SEO
Tăng sức mạnh cho SEO

Cách kiểm tra thẻ Heading trên website

Sau khi hiểu được Heading là gì cũng như vai trò của nó trong SEO. Tiếp theo, Wcab Network sẽ hướng dẫn bạn 2 cách để kiểm tra thẻ Heading trên website.

Tìm thẻ Heading trong phần mã nguồn của trang

Để kiểm tra thẻ Heading trong phần mã nguồn của trang, bạn nhấp chuột phải vào một khoảng trống bất kỳ trên trang. Sau đó, bạn chọn View Page Source, bảng Source Code sẽ được hiển thị. Tại trang mã nguồn, bạn tiến hành tìm các thẻ <H1>, <H2>,…. hoặc có thể nhấn Ctrl + F và gõ tên thẻ cần tìm.

Tìm thẻ Heading trực tiếp trên trang bằng công cụ SEO

Có nhiều công cụ phân tích trang web và SEO có thể giúp bạn kiểm tra thẻ Heading cũng như các yếu tố SEO khác. Một số ví dụ bao gồm:

  • Google Search Console: Cho phép bạn kiểm tra thẻ Heading và nhiều yếu tố SEO khác trên trang web của bạn.
  • Screaming Frog SEO Spider: Công cụ phân tích trang web giúp bạn kiểm tra thẻ Heading, cấu trúc trang,…
  • Moz, SEMrush, Ahrefs và các công cụ tương tự: Cung cấp khả năng kiểm tra và phân tích các yếu tố SEO của trang web.
  • Sử dụng Block Editor trong WordPress: Bấm nút nằm bên trái phía trên màn hình edit. Chúng sẽ hiển thị rõ cấu trúc của trang theo heading.
Sử dụng Block Editor trong WordPress
Sử dụng Block Editor trong WordPress

Cách tạo Heading để tăng hiệu quả cho SEO

Không có công thức chung cho việc tạo thẻ tiêu đề. Tuy nhiên, có những nguyên tắc nhất định trong việc tạo và sử dụng các thẻ Heading một cách tối ưu.

Thẻ Heading 1

  • H1 bạn cần viết ngắn gọn, dễ hiểu nhưng phải bao quát toàn bộ nội dung của bài viết.
  • Thẻ H1 nên là tiêu đề của bài viết.
  • Phải chứa từ khóa chính của bài viết
  • Mỗi bài chỉ được phép có một H1.
  • Không được trùng lặp với Url hoặc Title của bài viết

Heading 2

  • H2 là thẻ con của thẻ H1 nhằm giúp bài viết có bố cục mạch lạc và cụ thể hơn.
  • H2 cũng phải chứa từ khóa chính và kèm thêm một số LSI keywords.
  • Phải đảm bảo tối thiểu từ 3 thẻ H2 trở lên để đảm bảo tính Logic cho bài viết.

Thẻ H3

  • H3 có vai trò làm rõ nghĩa cho H2.
  • Cần phải có ít nhất 2 thẻ H3 trở lên để đảm bảo tính logic.
  • In đậm thẻ H3 và chèn LSI keywords vào H3.

Thẻ Heading 4, 5, 6

Các thẻ này giúp chia nhỏ nội dung bài viết cho người đọc dễ hiểu hơn. Thẻ H5, H6 thường được sử dụng ở một số bài có số lượng chữ lớn.

Thẻ Heading 4, 5, 6
Thẻ Heading 4, 5, 6

Cách viết một thẻ heading hấp dẫn

Một Heading hấp dẫn có thể tạo được sự hứng thú cho người đọc và tăng tương tác cho trang web. Vì thế, Wcab Network sẽ hướng dẫn bạn cách để viết một Heading hấp dẫn.

Question headings

Đây là loại Heading đặt câu hỏi, đặt ra vấn đề và sẽ có một đoạn text để trả lời cho câu hỏi này.

Ví dụ: Bạn đã SEO đúng cách chưa?

Statement headings

Heading dạng này sẽ gồm có chủ ngữ và động từ để diễn đạt một câu hoàn chỉnh. Sau đó đoạn text bên dưới sẽ diễn đạt đồng ý hoặc không đồng ý với ý kiến ban đầu.

Ví dụ: SEO giúp doanh nghiệp tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng.

Topic Heading

Những tiêu đề dạng này sẽ gồm một cụm từ ngắn hoặc thậm chí là một từ duy nhất. Mục đích mang ý ám chỉ hoặc chơi chữ để khơi gợi sự tò mò cho người đọc.

Ví dụ: Bí mật dân SEO không muốn cho bạn biết

Lời kết

Hy vọng qua những thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn hiểu rõ được Heading là gì, cũng như biết các đặt các thẻ Heading để được tối ưu trên công cụ tìm kiếm Google. Nhìn chung, tiêu đề bài viết sẽ mang lại nhiều lợi ích cho độc giả. Từ đó, tăng khả năng tiếp cận và khuyến khích người đọc trải nghiệm toàn bộ bài viết của bạn. Chính điều này sẽ đóng góp những giá trị rất lớn cho SEO mà chính bạn cũng không ngờ tới.