Chiến lược marketing như thế nào sẽ thu hút khách hàng và đem lại doanh thu cho spa của bạn? Cùng chúng tôi tham khảo ngay mẫu kế hoạch marketing cho spa giúp bạn thu hút khách hàng hiệu quả trong bài viết sau đây bạn nhé.
Các bước lên kế hoạch marketing cho spa
Giống như nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ khác, spa dựa vào sự giới thiệu và lòng trung thành của khách hàng để kinh doanh tốt. Mặc dù các quảng cáo trả tiền có thể giúp thu hút khách hàng mới, nhưng sự kết nối với khách hàng mới thật sự là chìa khóa để tạo ra doanh thu bền vững. Chiến lược marketing cho spa nên bao gồm các bước sau:
Bước 1: Phân tích các dịch vụ hiện có trên thị trường
Bước đầu tiên trong việc lập mẫu kế hoạch marketing cho spa là xác định thị trường này đang muốn gì. Điều này sẽ giúp bạn cung cấp một dịch vụ có tính cạnh tranh so với các đối thủ, thấu hiểu các nhu cầu về lợi ích và giá cả của khách hàng.
Ví dụ: Bạn có thể thấy các đối thủ cạnh tranh của mình đang cung cấp các dịch vụ chăm sóc tóc, móng, mát-xa và chăm sóc da mặt cơ bản nhưng lại không cung cấp dịch vụ tắm hơi, tắm bùn, các liệu pháp tinh dầu hoặc dịch vụ chăm sóc trẻ em tại chỗ. Nếu bạn cung cấp các dịch vụ không có gì khác so với đối thủ, bạn sẽ chỉ có thể cạnh tranh với họ về giá. Do đó, hãy tìm hiểu thị trường và phân tích các khách hàng tiềm năng để xác định nhu cầu hiện tại của họ là gì, đồng thời suy nghĩ xem khách hàng có thể phát sinh những nhu cầu tiềm ẩn nào mà bạn có thể cung cấp trong tương lai.
Bước 2: Xác định mức giá
Dựa trên phân tích của bạn về thị trường và khách hàng tiềm năng, hãy đặt ra mức giá phù hợp để quản lý tình hình kinh doanh của bạn và cung cấp mức lợi nhuận bạn cần.
Việc tăng giá có thể làm giảm tính cạnh tranh trên thị trường nhưng đặt mức giá quá thấp lại không mang lại cho bạn nhiều doanh thu.
Hãy cân nhắc thật kỹ và tính toán tổng chi phí vận hành, chi phí trang thiết bị, các khoản phí cố định và chi phí phát sinh như điện, nước, tiền thuê nhà, điện thoại, tiếp thị, chi phí trả cho nhân viên,… trước khi tiến hành đặt giá cả cho các loại dịch vụ mà mình cung cấp. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tham khảo bảng giá của các cơ sở, dịch vụ khác và chất lượng của họ để tham khảo.
Bước 4: Giữ chân khách hàng
Mối quan hệ cá nhân giữa các nhà cung cấp dịch vụ và khách hàng trong ngành spa là rất quan trọng nếu bạn muốn kinh doanh thành công. Hãy thêm vào các chương trình khách hàng thân thiết, tặng tiền tiền thưởng khi giới thiệu khách hàng mới, tặng quà, giảm giá vào tháng sinh nhật và các chương trình khuyến mãi khác nhằm vào các khách hàng hiện tại để giữ chân họ và khiến họ trở thành khách hàng trung thành của bạn.
Hãy thu thập dữ liệu của họ bằng số điện thoại và chỉ định một nhân viên tiếp thị tại spa của bạn để làm quen với khách hàng, tạo thiện cảm với họ. Đồng thời, hãy yêu cầu nhân viên này giữ liên lạc thường xuyên với từng khách hàng để đảm bảo rằng khách hài lòng với chất lượng dịch vụ và cập nhật các lợi ích khi là khách hàng tại spa của bạn.
Bước 5: Xác định các KOC có sức ảnh hưởng
Hãy tặng gói dịch vụ miễn phí cho những khách hàng tiềm năng có sức ảnh hưởng để họ trở thành khách hàng trung thành và sẵn sàng quảng cáo cho dịch vụ spa của bạn. Ý tưởng của việc này là biến những khách hàng – những người có tiếng nói trở thành người quảng bá thương hiệu miễn phí cho bạn. Giả sử, bạn tặng phiếu giảm giá cho hội trưởng của một câu lạc bộ nấu ăn. Bạn bè và những người liên hệ của người này sẽ thấy họ đã làm tóc hoặc chăm sóc da nên sẽ hỏi những họ đã đi đâu và bị ảnh hưởng bởi quyết định của người này.
Hãy tìm hiểu xem những người dẫn đầu có sức ảnh hưởng trong cộng đồng của bạn là ai và đích thân mời họ vào spa để trải nghiệm dịch vụ, chẳng hạn như tạo kiểu tóc, làm móng, chăm sóc da mặt. Biết đâu được, sau khi trải nghiệm dịch vụ, những KOC này có thể sẽ là khách hàng trung thành của bạn trong tương lai.
Bước 6: Thiết lập các quảng cáo và khuyến mại
Tiếp theo trong quá trình lập mẫu kế hoạch marketing cho spa của bạn là thiết lập các quảng cáo và khuyến mại.
Bạn nên phân tích khách hàng tiềm năng của bạn thông qua nhân khẩu học, chẳng hạn như độ tuổi, khu vực sinh sống hoặc tình trạng hôn nhân và gia đình và quyết định phương tiện quảng cáo đài, TV, báo, tạp chí và trang web phù hợp để quảng cáo đến họ. Hãy phác thảo chân dung khách hàng mục tiêu trong tài liệu marketing và trên trang web của bạn. Đồng thời, đàm phán với các nhà cung cấp, các đối tác về các chương trình hợp tác giúp giảm chi phí quảng cáo.
Bên cạnh đó, vì trong ngành spa thì marketing truyền miệng và giới thiệu có sức ảnh hưởng rất lớn nên tốt nhất là bạn nên tạo một chiến dịch truyền thông xã hội liên tục bằng cách sử dụng các trang doanh nghiệp Facebook, Instagram. Đồng thời, hãy tạo một trang web liệt kê các dịch vụ và review từ khách hàng. Đừng chỉ nói về doanh nghiệp của bạn mà hãy cung cấp các mẹo làm đẹp để biến doanh nghiệp của bạn trở thành một đối tác đáng tin cậy và tăng lượt truy cập vào các trang trực tuyến mà bạn tạo ra.
Như vậy, chúng ta đã tìm hiểu những bước cơ bản trong một mẫu kế hoạch cho spa điển hình. Tùy vào đặc tính doanh nghiệp và thị trường mà bạn sẽ có cách tiếp cận khách hàng khác nhau. Dù có tiếp cận bằng phương thức nào đi chăng nữa thì hãy luôn nhớ cải thiện chất lượng dịch vụ của mình để biến những khách hàng mới thành khách hàng trung thành nhé.
Bài viết cùng chủ đề:
-
Nên chạy quảng cáo facebook vào khung giờ nào?
-
Tìm hiểu các loại phễu marketing hiệu quả trong kinh doanh
-
Chiến lược 7P trong marketing du lịch gồm những gì?
-
Cách sử dụng Google Keyword Planner hiệu quả
-
Cách SEO Facebook Hiệu Quả Lên Top: Hướng Dẫn Chi Tiết
-
Google PageSpeed Insights: Công Cụ Tối Ưu Hóa Hiệu Suất Website