Meta Description là chìa khóa thúc đẩy khách hàng Click vào liên kết của bạn. Để hiểu rõ hơn về Meta Description là gì cũng như biết viết một cách thu hút. Hãy cùng Wcab Network tham khảo ngay bài viết bên dưới nhé!
Meta Description là gì?
Thẻ Meta Description là thẻ mô tả ngắn gọn về nội dung của bài viết đó. Dù không ảnh hưởng trực tiếp đến việc xếp hạng trang web trên các công cụ tìm kiếm như Google. Nhưng nó có vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm và thu hút người đọc. Meta Description thường hiển thị dưới tiêu đề trang web trong kết quả tìm kiếm. Đây là một cơ hội để tạo website của bạn tạo ấn tượng tốt với người dùng và thuyết phục họ nhấp vào liên kết của bạn.
Tầm quan trọng của thẻ Meta Description
Thẻ Meta Description đóng vai trò quan trọng trong chiến lược SEO. Cải thiện trải nghiệm người dùng trên các công cụ tìm kiếm. Dưới đây là một số lợi ích của thẻ Meta Description:
- Thu hút sự chú ý và tăng tỷ lệ nhấp vào: Thẻ Meta Description xuất hiện dưới tiêu đề trang trong kết quả tìm kiếm. Đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút sự chú ý của người tìm kiếm. Một mô tả hấp dẫn, tổng quan về nội dung trang có thể làm tăng tỷ lệ nhấp vào trang web.
- Giúp người dùng hiểu rõ nội dung trang: Mô tả ngắn gọn trong thẻ Meta Description cung cấp người dùng cái nhìn tổng quan về nội dung của trang. Điều này giúp họ biết được liệu trang có chứa thông tin mà họ đang tìm kiếm hay không. Một mô tả chính xác và hấp dẫn giúp tạo ra sự tương tác tích cực với trang web của bạn.
- Tối ưu hóa SEO On-page: Khi người dùng thường xuyên nhấp vào liên kết của bạn từ kết quả tìm kiếm (tăng CTR). Google có thể sẽ đánh giá cao trang Web của bạn. Từ đó, cải thiện thứ hạng trong tương lai.
- Trải nghiệm người dùng: Một mô tả hấp dẫn có thể cải thiện trải nghiệm người dùng khi họ tìm kiếm trên Internet. Điều này có thể dẫn đến việc giảm tỷ lệ thoát (Bounce Rate) và tạo ra các tương tác tích cực khác.
Cách viết Meta Description chuẩn SEO
Để viết Meta Description chuẩn SEO, bạn cần bỏ túi một số thông tin hữu ích sau:
Có từ khóa chính
Từ khóa chính là yếu tố quan trọng nhất trong cách viết Meta Description chuẩn SEO. Bạn phải đảm bảo từ khóa quan trọng nhất được hiển thị trong phần mô tả Meta. Thông thường các công cụ tìm kiếm sẽ in đậm từ khóa mà nó tìm thấy trùng khớp truy vấn của người dùng.
Viết Meta Description dễ đọc
Bạn nên viết một đoạn mô tả ngắn gọn, dễ đọc và tất nhiên phải phù hợp với truy vấn của người dùng. Nếu bạn nhồi nhét quá nhiều từ khóa vào thẻ mô tả meta sẽ khiến người dùng nghĩ đây là một trang web spam. Thông thường, bạn nên bắt đầu thẻ Meta Description bằng từ khóa chính.
Độ dài hợp lý
Thông thường, độ dài tối ưu cho Meta Description là khoảng 150-160 ký tự. Tuy nhiên để phù hợp với giao diện Mobile thì bạn nên viết khoảng 120 ký tự là tốt nhất. Điều này đảm bảo rằng mô tả không bị cắt ngang trong kết quả tìm kiếm và truyền đạt đủ thông tin cần thiết cho người dùng.
Không trùng lặp
Cũng như thẻ tiêu đề, Meta Description phải được viết khác nhau cho mỗi trang. Nếu thẻ mô tả của bạn giống với thẻ mô tả của những trang khác thì rất dễ khiến người dùng nhầm lẫn. Và hơn hết, Google có thể phạt bạn vì sao chép hàng loạt mô tả meta trùng lặp nhau. Nên nếu bạn không có thời gian thì bạn có thể để trống. Google sẽ chọn một đoạn ngẫu nhiên có chứa từ khóa chính trong bài viết để hiển thị.
Sử dụng đoạn mã thú vị
Bằng cách sử dụng đánh dấu lược đồ, bạn có thể thêm các yếu tố vào thẻ mô tả để tăng sức hấp dẫn của chúng. Ví dụ: xếp hạng sao, xếp hạng của khách hàng, thông tin sản phẩm,…
Cách thêm Emoji vào thẻ Tiêu đề và Meta description
Thêm Emoji vào Meta Title và Meta Description của trang web sẽ làm cho kết quả tìm kiếm của bạn trở nên nổi bật hơn. Tương tự như văn bản thông thường. Nếu muốn thêm Emoji cho 2 thẻ này, bạn chỉ cần sao chép Emoji mong muốn. Sau đó bạn dán chúng vào bất kỳ vị trí nào bạn muốn.
Một vài ví dụ tốt / không tốt về Meta Description
Wcab Network sẽ đưa ra một số ví dụ cụ thể về Meta Description. Nhằm giúp bạn đọc hiểu và tối ưu hóa mô tả cho trang web của mình hiệu quả hơn.
Ví dụ thẻ Meta Description tốt
Meta Description nhấn mạnh giá trị của sản phẩm và lợi ích mà khách hàng có thể nhận được.
Ví dụ: Khám phá cách làm đẹp tự nhiên với các sản phẩm hữu cơ chất lượng cao. Sản phẩm không chứa chất độc hại, tạo ra làn da căng bóng và rạng rỡ.
Meta Description cung cấp thông tin về nội dung của trang. Hứa hẹn cung cấp hướng dẫn từ cơ bản đến nâng cao cho người đọc.
Ví dụ: Hôm nay Wcab Network sẽ hướng dẫn bạn cách SEO từ khóa từ cơ bản đến nâng cao cho người mới bắt đầu nhé!
Meta Description gợi ý hành động và hứa hẹn cung cấp thông tin bổ ích cho người đọc
Ví dụ: Khám phá các điểm du lịch thú vị ở Hawaii. Lập kế hoạch cho chuyến du hành đáng nhớ của bạn ngay hôm nay!
Ví dụ thẻ Meta Description không tốt
Mô tả quá ngắn, không cung cấp đủ thông tin cho người đọc về nội dung của bài viết.
Ví dụ: Mua ngay dịch vụ SEO của chúng tôi.
Mô tả không rõ ràng, không hấp dẫn người đọc
Ví dụ: Bài viết này nói về nấu thịt gà.
Sử dụng quá nhiều ký tự Emoji mà không cung cấp thông tin gì về bài viết
Ví dụ: Liên hệ mua hàng ngay ?????
Làm thế nào để kiểm tra thẻ Meta Description trên 1 trang web?
Để kiểm tra Meta Description có hoạt động hiệu quả hay không thì bạn có thể sử dụng một số công cụ để kiểm tra như:
Sử dụng trình duyệt web
- Mở trình duyệt web (chẳng hạn Chrome, Firefox, Edge, Safari). Truy cập vào trang web mà bạn muốn kiểm tra.
- Nhấn chuột phải bất kỳ đâu trên trang web (hoặc Ctrl + U). Chọn “Xem mã nguồn trang” hoặc “Inspect” trong menu bật lên.
- Trong cửa sổ Mã nguồn trang hoặc Công cụ Kiểm tra phần tử. Tìm đến phần thẻ Head của trang web. Trong phần này, bạn sẽ thấy thẻ meta có thuộc tính name=”description” và nội dung mô tả trong thuộc tính content.
Sử dụng công cụ trực tuyến
- Có nhiều công cụ trực tuyến có thể giúp bạn kiểm tra thẻ Meta Description của một trang web. Ví dụ như SEO Checker, Screaming Frog SEO Spider, Moz Title Tag Preview Tool,…
- Truy cập vào trang web của công cụ và nhập URL của trang web bạn muốn kiểm tra. Công cụ sẽ hiển thị thông tin về thẻ Meta Description cho bạn.
Trên đây là toàn bộ những kiến thức giúp bạn hiểu rõ về Meta Description là gì, cũng như biết cách viết Meta Description một cách thu hút. Không có thẻ mô tả, bạn sẽ đánh mất đi cơ hội thu hút khách hàng đến với Website của mình. Hãy tối ưu thẻ mô tả ngay nhé!
Bài viết cùng chủ đề:
-
Google phát hành bản cập nhật spam tháng 6 năm 2024
-
Nên SEO Từ Khóa Có Dấu Hay Không Dấu Tốt Hơn?
-
Cách sử dụng Google Keyword Planner hiệu quả
-
Cách SEO Facebook Hiệu Quả Lên Top: Hướng Dẫn Chi Tiết
-
Cấu Trúc Website Là Gì? Cấu Trúc Website Chuẩn SEO gồm những gì?
-
Google PageSpeed Insights: Công Cụ Tối Ưu Hóa Hiệu Suất Website