Để đánh giá một cách khách quan trải nghiệm của người dùng trên một trang, chúng ta có thể thông qua chỉ số Bounce Rate. Vậy Bounce Rate là gì? Nó là một trong những yếu tố Onpage nói riêng và đóng góp vào chất lượng Website nói chung. Cùng chúng tôi tìm hiểu thuật ngữ này qua bài viết dưới đây nhé!
Bounce Rate là gì?
Bounce Rate (tỷ lệ thoát trang) là tỷ lệ người dùng truy cập vào trang Web trong một thời gian cụ thể. Sau đó, rời khỏi trang đó mà không tương tác với bất kỳ nội dung nào khác trên trang Web đó.
Tỷ lệ Bounce Rate thường được coi là một chỉ số quan trọng để đánh giá hiệu suất của một trang Web. Tỷ lệ thoát trang cao có nghĩa là trang Web ấy không có nội dung hoặc trải nghiệm hấp dẫn để giữ chân người dùng. Ngược lại, tỷ lệ thoát trang thấp sẽ cho thấy trang Web có nội dung và trải nghiệm tốt hơn.
Ví dụ: Bounce Rate của một Website là 70%. Nghĩa là trong 100 lượt truy cập vào Website có đến 70% người dùng rời đi. 30 lượt còn lại có xem thêm nội dung khác.
Bounce Rate bao nhiêu là tốt?
Tất cả các Website đều có Bounce Rate, cần căn cứ vào loại hình cũng như lĩnh vực hoạt động của website mà Bounce Rate sẽ cao hoặc thấp. Dưới đây là một số số liệu sơ bộ về Bounce rate theo ngành mà bạn có thể tham khảo:
- E-commerce (Thương mại điện tử): Tỷ lệ Bounce Rate từ 20% – 40% có thể được xem là tốt cho các trang web thương mại điện tử, đặc biệt là trang sản phẩm.
- Trang nội dung: Tỷ lệ Bounce Rate từ 40% – 60% có thể được coi là tốt cho các trang Web cung cấp nội dung như Blog, tin tức, hướng dẫn, v.v.
- Landing Pages (Trang đích): Tỷ lệ bounce rate dưới 70% có thể được coi là tốt cho các Landing Pages. Khi bạn muốn người dùng thực hiện một hành động cụ thể sau khi truy cập. Ví dụ như điền biểu mẫu hoặc gọi điện thoại.
- Trang đăng nhập hoặc trang cập nhật dữ liệu: Trong một số trường hợp, các trang như trang đăng nhập hoặc trang cập nhật dữ liệu có thể có tỷ lệ Bounce Rate cao hơn.
Nguyên nhân khiến tỷ lệ thoát trang tăng cao?
Để khắc phục tỷ lệ thoát trang tăng cao thì chúng ta cần tìm ra nguyên nhân của vấn đề để có hướng giải quyết tốt nhất.
Do tốc độ tải trang chậm
Có thể bạn nghĩ rằng, tốc độ tải trang tăng lên khoảng 1s, 2s là con số không đáng kể. Tuy nhiên, nhận định này hoàn toàn sai lầm. Bởi thời gian chờ đợi thêm vài giây có thể khiến khách hàng rời đi ngay. Theo nghiên cứu của Phocus Wright, có khoảng 50% người dùng rời trang Web nếu thời gian tải trang chậm hơn 3s. Chính vì vậy, nếu một trang Web có thời gian tải trang chậm thì đồng nghĩa với việc mang đến trải nghiệm xấu cho người dùng.
Nội dung không chất lượng
Bố cục, hình ảnh, màu sắc, nội dung,… trên trang Web của bạn có thể quyết định đến việc người dùng ở lại hay rời trang. Nếu nội dung không thỏa mãn, không có điểm nhấn. Họ sẽ rời ngay trong lần truy cập đầu tiên để tìm kiếm trang khác có nội dung tốt hơn.
Tiêu đề và mô tả khác so với nội dung
Đây là trường hợp của một số trang Web giật tít tiêu đề, dùng ngôn từ gây sốc nhưng nội dung lại không hề liên quan gì. Ban đầu bạn có thể thu hút được người đọc nhấp vào. Nhưng chắc chắn họ sẽ rời đi ngay lập tức nếu không thỏa mãn được thông tin tìm kiếm.
Website thường xuyên bị lỗi kỹ thuật
Lỗi kỹ thuật như 404, lỗi Plugin, Javascript,…có thể khiến cho người dùng không truy cập được trang. Do đó nếu thấy Bounce Rate bất ngờ tăng cao. Bạn nên kiểm tra xem Website của mình có đang gặp phải một số lỗi kỹ thuật hay không.
5 cách giảm tỷ lệ thoát trang cho Website
Thiết kế giao diện hấp dẫn, dễ sử dụng
Thiết kế trang Web của bạn trở nên hấp dẫn hơn đối với khách truy cập. Bằng cách cải thiện chất lượng đồ họa, sử dụng độ tương phản màu tốt, thay đổi phông chữ và kích cỡ,… Cung cấp một thanh tìm kiếm lớn cũng như cấu trúc điều hướng rõ. Đặc biệt là những trang Web chuyên phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ. Các menu điều hướng nên có cấu trúc phân cấp rõ ràng.
Tối ưu hóa tốc độ tải trang
Như đã nói ở phần trên, tốc độ tải trang chậm chính là nguyên nhân khiến cho người dùng thoát khỏi trang ngay lập tức. Vì vậy, bạn cần tối ưu hóa hình ảnh và nội dung đa phương tiện để giảm thời gian tải trang. Sử dụng các kỹ thuật để đảm bảo trang Web tải nhanh trên cả máy tính và thiết bị di động.
Tương thích với thiết bị di động
Ngày nay, điện thoại thông minh đều có thể truy cập vào Web. Vì thế, hãy đảm bảo rằng trang Web của bạn được thiết kế đáp ứng và tương thích với các thiết bị di động để người dùng trải nghiệm mượt mà.
Cải thiện Menu điều hướng và Internal Link
Bạn nên sử dụng các liên kết nội bộ để kết nối các nội dung liên quan lại với nhau. Giúp người dùng khám phá thêm bài viết trong trang Web. Ngoài ra, bạn cũng cần cải thiện Menu điều hướng để nâng cao trải nghiệm người dùng cũng như giảm được tỷ lệ thoát trang.
Cách kiểm tra Bounce Rate đơn giản nhất
Cách đơn giản nhất để kiểm tra tỷ lệ Bounce Rate là sử dụng Google Analytics. Đây là một công cụ phân tích trang Web miễn phí do Google cung cấp.
- Bước 1: Bạn đăng nhập vào Google Analytics bằng tài khoản Google của bạn.
- Bước 2: Chọn trang Web cần kiểm tra
- Bước 3: Trên bảng điều khiển chính, bạn chọn “Tổng quan” để xem toàn bộ báo cáo về hiệu suất trang Web. Tỷ lệ thoát sẽ được hiển thị ngay chỗ mục Bounce Rate.
Lưu ý, để Google Analytics có thể theo dõi hiệu suất trang Web. Bạn cần cài đặt mã theo dõi của Google Analytics lên trang Web của mình trước.
Lời kết
Trên đây là toàn bộ thông tin về tỷ lệ thoát trang mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Chắc hẳn các bạn đã hiểu Bounce Rate là gì rồi đúng không nào? Cải thiện tỷ lệ thoát trang có thể mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho trang Web của bạn. Từ đó cải thiện trải nghiệm người dùng, tăng tỷ lệ chuyển đổi và giữ chân người dùng lâu hơn.
Bài viết cùng chủ đề:
-
Google phát hành bản cập nhật spam tháng 6 năm 2024
-
Nên chạy quảng cáo facebook vào khung giờ nào?
-
Tìm hiểu các loại phễu marketing hiệu quả trong kinh doanh
-
Chiến lược 7P trong marketing du lịch gồm những gì?
-
Nên SEO Từ Khóa Có Dấu Hay Không Dấu Tốt Hơn?
-
Cách sử dụng Google Keyword Planner hiệu quả