Remarketing là một chiến lược quảng cáo kỹ thuật số mạnh mẽ mà các doanh nghiệp sử dụng để tiếp tục tương tác với những người khách hàng tiềm năng. Bằng cách tận dụng sự quen thuộc và tương tác trước đó, Remarketing có tiềm năng cải thiện hiệu quả quảng cáo và tạo ra mối liên kết sâu hơn với khách hàng. Để hiểu rõ hơn về Remarketing là gì, mời các bạn đọc tiếp bài viết dưới đây nhé!
Remarketing là gì?
Remarketing hay còn được gọi là tiếp thị lại. Đây là hình thức được nhiều doanh nghiệp sử dụng để kích thích hành vi mua hàng của người dùng thông qua các nền tảng trực tuyến khác nhau. Chẳng hạn như mạng xã hội, Email hoặc thậm chí trong các kết quả tìm kiếm. Remarketing sẽ nhắc nhở khách hàng về hành vi hủy bỏ đột ngột hoặc quên chưa thanh toán giỏ hàng mà họ đã tiến hành trước đó.
Ví dụ, nếu bạn đã truy cập trang web của một cửa hàng trực tuyến để mua một đôi giày. Nhưng cuối cùng bạn không hoàn tất giao dịch. Cửa hàng sẽ sử dụng Remarketing để hiển thị quảng cáo về đôi giày đó trên các nền tảng khác mà bạn truy cập sau đó. Mục tiêu của Remarketing là làm cho khách hàng tiếp tục quan tâm và trở lại hoàn tất giao dịch hoặc mua hàng.
Tại sao phải Remarketing cho doanh nghiệp?
- Tối ưu hóa chuyển đổi: Remarketing giúp bạn tiếp tục tương tác với những người đã thể hiện sự quan tâm trước đó. Điều này tạo ra cơ hội để họ hoàn tất giao dịch, từ việc mua sắm sản phẩm đến đăng ký dịch vụ.
- Tăng nhận diện thương hiệu: Hiển thị quảng cáo liên quan đến thương hiệu của bạn trên các nền tảng khác nhau giúp tăng độ nhận diện về thương hiệu.
- Tăng lòng trung thành: Remarketing giúp xây dựng mối quan hệ sâu sắc hơn với khách hàng hiện tại và tiềm năng. Khách hàng có xu hướng trở nên trung thành hơn khi cảm thấy được quan tâm và chú ý đến.
- Tối ưu hóa hiệu suất quảng cáo: Với Remarketing, bạn có thể tập trung ngân sách quảng cáo vào những người đã tương tác với bạn trước đó. Điều này giúp tối ưu hóa hiệu suất quảng cáo và tiết kiệm ngân sách.
Remarketing hoạt động như thế nào?
Remarketing hoạt động dựa trên việc theo dõi và tận dụng dữ liệu về hành vi trực tuyến của người dùng. Sau đó, hiển thị quảng cáo đích danh và tối ưu hóa hiệu suất tiếp thị của bạn. Quá trình Remarketing sẽ bắt đầu bằng việc cài đặt mã theo dõi trên trang web của bạn. Khi người dùng truy cập trang web, thông tin về họ sẽ được ghi lại. Khi khách hàng rời khỏi trang Web của bạn và đi đến các trang khác. Thì Google sẽ dựa vào thông tin đã lưu trữ trên trình duyệt mà hiển thị quảng cáo của website bạn trên trang web khác.
Như vậy, thông qua Remarketing, người dùng sẽ nhìn thấy quảng cáo. Họ có thể tương tác với nó bằng cách nhấp vào để trở lại trang web của bạn. Điều này tạo cơ hội cho họ hoàn tất giao dịch hoặc thực hiện các hành động mục tiêu khác mà bạn mong muốn.
Hướng dẫn thực hiện Remarketing trên Facebook
Bước 1: Tạo tài khoản quảng cáo trên Facebook
Việc đầu tiên bạn cần phải làm là tạo một tài khoản quảng cáo trên. Điều này đảm bảo bạn có quyền truy cập vào các công cụ và tùy chọn quảng cáo.
Bước 2: Tạo Pixel Facebook và gắn vào website
Pixel Facebook là một công cụ quan trọng để theo dõi hoạt động của người dùng trên trang web của bạn. Bạn cần tạo một Pixel trong Quản lý Sự kiện của Tài khoản Quảng cáo. Sau đó gắn mã Pixel vào các trang web của bạn. Điều này giúp bạn xác định chính xác người dùng nào đã tương tác với trang web của bạn. Để tạo Pixel thì hãy thực hiện theo những bước sau:
- Bước 1: Truy cập vào Link tạo Pixel của Facebook
- Bước 2: Nhấp vào biểu tượng bên phải màn hình rồi chọn “kết nối nguồn dữ liệu” và “Web”.
- Bước 3: Chọn Meta Pixel và chọn vào kết nối
- Bước 4: Thêm tên Pixel tùy chỉnh
- Bước 5 Nhập URL trang Web mà bạn muốn Remarketing và làm theo các bước như Facebook yêu cầu.
Bước 3: Tạo đối tượng tùy chỉnh
Sử dụng Pixel đã tạo, bạn có thể tạo các đối tượng tùy chỉnh dựa trên hành vi của người dùng. Điều này cho phép bạn chọn đúng đối tượng mà bạn muốn chạy quảng cáo Remarketing. Chẳng hạn như những người đã xem trang sản phẩm nhưng chưa mua.
Bước 4: Xác định mục tiêu chiến dịch
Tiếp theo, bạn cần lựa chọn mục tiêu cụ thể cho chiến dịch tiếp thị lại. Bạn chỉ cần chọn vào nút “Tạo quảng cáo” và lựa chọn khách hàng mục tiêu muốn nhắm tới. Facebook sẽ gợi ý cho bạn những mục tiêu tiềm năng.
Bước 5: Chọn vị trí quảng cáo
Một số vị trí phổ biến do Facebook đề xuất như Story, bảng tin trên Facebook, Messenger, Facebook reel,…Nếu mới bắt đầu chạy quảng cáo thì bạn nên tham khảo đề nghị từ Facebook.
Bước 6: Tạo ngân sách và định dạng quảng cáo
Tất nhiên, khi chạy quảng cáo cho chiến dịch Remarketing trên Facebook. Bạn sẽ phải trả một khoản phí nhất định. Ngân sách ở đây không phải là tổng chi phí trả cho Facebook. Mà là số tiền mà bạn muốn chi tiêu để thực hiện chiến dịch remarketing ở trên.
Sự khác nhau của Retargeting và Remarketing là gì
Remarketing và Retargeting là hai khái niệm liên quan đến việc tiếp cận và tương tác lại với người dùng đã trải qua trang web hoặc ứng dụng của bạn, nhưng chúng có một số điểm khác biệt quan trọng:
Về khái niệm
- Remarketing: Remarketing là việc hiển thị quảng cáo lại cho những người đã trải qua trang web hoặc ứng dụng của bạn trước đây.
- Retargeting: Retargeting chủ yếu là hiển thị quảng cáo lại cho những người đã thể hiện hành động cụ thể trên trang web hoặc ứng dụng của bạn. Chẳng hạn như thêm sản phẩm vào giỏ hàng, xem trang sản phẩm cụ thể,…
Phạm vi đối tượng
- Remarketing: Remarketing có thể áp dụng cho tất cả những người đã ghé thăm trang web hoặc ứng dụng của bạn.
- Retargeting: Retargeting tập trung vào việc hiển thị quảng cáo cho những người đã thực hiện hành động cụ thể trên trang web hoặc ứng dụng của bạn.
Phạm vi quảng cáo
- Remarketing: Remarketing có thể bao gồm nhiều loại quảng cáo khác nhau như hiển thị banner, Facebook Ads, quảng cáo Google Search, quảng cáo mạng xã hội, v.v.
- Retargeting: Retargeting thường tập trung vào quảng cáo hiển thị hoặc quảng cáo bổ sung về sản phẩm, Email Marketing,…
Cách Remarketing trên Google
- Bước 1: Nếu bạn chưa có tài khoản Google Ads, hãy tạo một tài khoản mới.
- Bước 2: Trong giao diện Google Ads, chọn “Chiến dịch” và sau đó chọn “Tạo chiến dịch mới”. Tại đây, bạn chọn loại chiến dịch “Remarketing”.
- Bước 3: Bạn có thể chọn một trong các loại mục tiêu như “Những người đã truy cập một trang cụ thể”. Hoặc “Những người đã thực hiện một hành động cụ thể trên trang web của bạn”.
- Bước 4: Tạo quảng cáo tương thích với mục tiêu của bạn và đảm bảo nội dung quảng cáo phù hợp với nhóm đối tượng bạn đang nhắm đến.
- Bước 5: Thiết lập ngân sách cho chiến dịch Remarketing. Sau đó chọn các mạng hiển thị bạn muốn quảng cáo xuất hiện. Chẳng hạn như mạng tìm kiếm của Google hoặc YouTube.
- Bước 6: Google sẽ cung cấp mã Pixel Remarketing tương tự như Pixel Facebook. Bạn hãy sao chép mã này và gắn vào trang web của bạn.
- Bước 7:Theo dõi hiệu suất chiến dịch Remarketing. Dựa trên dữ liệu này, bạn có thể tối ưu hóa chiến dịch để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Lời kết
Với việc áp dụng các chiến lược Remarketing thông minh, bạn có khả năng tối ưu hóa ngân sách quảng cáo và cải thiện lợi nhuận. Nếu bạn hiểu rõ Remarketing là gì và tận dụng chúng một cách hiệu quả. Chắc chắn chúng sẽ là chìa khóa giúp bạn bước vào cuộc chơi kinh doanh hiệu quả và chiếm vị trí độc đáo trong tâm trí của khách hàng. Đừng bỏ lỡ cơ hội tận dụng lại những người đã thể hiện sự quan tâm đối với sản phẩm hoặc dịch vụ của mình nhé!
Bài viết cùng chủ đề:
-
Nên chạy quảng cáo facebook vào khung giờ nào?
-
Tìm hiểu các loại phễu marketing hiệu quả trong kinh doanh
-
Chiến lược 7P trong marketing du lịch gồm những gì?
-
Cách sử dụng Google Keyword Planner hiệu quả
-
Cách SEO Facebook Hiệu Quả Lên Top: Hướng Dẫn Chi Tiết
-
Google PageSpeed Insights: Công Cụ Tối Ưu Hóa Hiệu Suất Website