Ngày càng có nhiều người hiểu được tầm quan trọng của marketing cộng đồng, các ngành nghề cũng bắt đầu đi theo hình thức này. Cho dù là vậy, mọi người vẫn còn nhiều thắc mắc đối với marketing cộng đồng. Hôm nay trong bài viết này, tác giả sẽ phân tích 10 câu hỏi thường gặp để giúp các bạn giải quyết phần nào vấn đề.
Vài ngày trước, tôi vừa gặp gỡ một người bạn làm trong doanh nghiệp sản xuất và chế biến, cô ấy vừa mở một làng du lịch nhỏ tại cơ sở trồng trọt của mình.
Trong lúc trao đổi, cô ấy đã thắc mắc một câu: “Kỳ lạ thật đấy, làng bọn tớ có đặt một mã QR cửa hàng online, khách đến làng khi quét mã sẽ được mua sản phẩm với nửa giá, hời quá chừng, vậy mà không có ma nào quét cả”.
Còn có mấy người bạn làm về branding, ai cũng muốn tìm ra hướng đi mới từ livestream.
Mọi người đều nhắc đến một vấn đề: Sản phẩm của chúng tôi rất chất lượng, khi bàn chuyện hợp tác với các nền tảng livestream, MCN và các tổ chức khác, họ liên tục muốn bán phá giá, họ còn so sánh với giá thấp nhất của sản phẩm cùng loại, họ muốn vậy chúng tôi cũng hết cách, streamer, tổ chức và cả chúng tôi đều không kiếm được tiền, thậm chí còn phải giảm chất lượng sản phẩm, bàn nhiều lần mà vẫn không thành công.
Gần đây, bạn bè xung quanh đều gặp phải vấn đề tương tự, tôi tổng kết được 10 câu hỏi thường gặp nhất, hy vọng có thể giúp ích được cho bạn.
1. Tại sao khi giới thiệu sản phẩm trong cộng đồng thì người dùng khá hờ hững?
Chúng tôi bán hàng thường chỉ có một phương án giải quyết, đó là nhu cầu lý tính, nhu cầu lý tính là nhu cầu cốt lõi của người dùng, nhưng nhu cầu cảm tính mới là mấu chốt quyết định nhu cầu cốt lõi. Cảm tính khá là đa dạng, chỉ khi hiểu được nhu cầu cảm tính thì mới có thể kích thích được người dùng, tìm ra ưu thế cạnh tranh.
Ví dụ: có rất nhiều người làm về rượu, rượu là một loại nhu cầu, nhưng biểu hiện về mặt cảm tính có thể là nhóm người khởi nghiệp, có thể là nhóm người thuộc đại gia đình, có thể là nhóm người thích cuộc sống về đêm, cũng có thể là nhóm người say mê bóng đá, nhận biết cảm tính của những nhóm người này đều không giống nhau.
Hơn 80% người dùng quan tâm đến nhu cầu cảm tính, tương lai sẽ còn tăng nữa. Đây cũng là nguyên nhân chính tại sao chúng tôi quan tâm đến sự tăng trưởng của cộng đồng trong tương lai.
Về nhu cầu lý tính, chúng tôi định nghĩa là tính năng sản phẩm và phương án giải quyết, mọi người ở đây có lẽ đều khá nắm vững mặt này, chúng ta có thể giải thích các thông số của sản phẩm cho người dùng một cách chuyên nghiệp. Còn về nhu cầu cảm tính, chúng tôi định nghĩa là sự đồng cảm cộng đồng, tôn trọng, tin tưởng, niềm vui và giá trị cộng đồng, đây là điểm yếu của chúng ta, chỉ khi hiểu được điều này thì mới có thể tìm ra cách trao đổi với người dùng trong cộng đồng một lần nữa.
2. Tại sao người dùng trong cộng đồng không chủ động mua sắm?
Vài ngày trước, bạn bè có chia sẻ với tôi về một ví dụ thế này. Có một quán ăn kinh doanh không mấy khấm khá, vì thế đã tìm đến họ, sau khi xem xét dữ liệu thì họ phát hiện rất nhiều khách đến ăn đều sẽ order bánh bao. Thế là họ đổi tên quán ăn này thành “Bánh bao A Vượng”, đồng thời đi sâu hơn vào công thức làm bánh bao, dán poster tuyên truyền trước cửa quán.
Kết quả là rất nhiều người nghe danh xếp hàng đợi mua bánh bao, không những giá bánh bao tăng gấp 10 lần, mấy món khác cũng bán rất chạy. Họ đã giải quyết được vấn đề định vị của quán ăn này, cho phép người tiêu dùng liên tưởng và tưởng tượng ra nhiều điều tốt đẹp.
Cộng đồng mà nhiều bạn làm hiện nay đều thiếu sự định vị, nhất là cộng đồng thương mại điện tử, nếu chỉ tuyên truyền sản phẩm trong cộng đồng thôi thì chắc chắn là rất khó khăn. Cần tìm lại cốt lõi của sản phẩm và dịch vụ dựa trên quyết định cảm tính của người dùng mục tiêu.
Khi người dùng liên tưởng đến sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó, họ tự nhiên sẽ nghĩ ngay đến bạn, lúc này mới có thể chuyển sang trạng thái chủ động mua sắm. Giống như trong ví dụ về rượu, khi những nhà khởi nghiệp ngồi chung với nhau sẽ nghĩ đến rượu của bạn, khi một đại gia đình tổ chức buổi tụ họp thì sẽ gọi rượu của bạn, khi ngồi trước tivi trận bóng bắt đầu thì muốn uống rượu của bạn.
3. Tại sao giá sản phẩm xuống thấp lắm rồi mà không vẫn không ai ngó ngàng?
Là một sản phẩm tốt, giá trị sản phẩm mà người dùng cảm nhận được phải lớn hơn giá sản phẩm, giá sản phẩm phải lớn hơn chi phí sản phẩm, như vậy thì mới có lời. Giống như ví dụ về làng du lịch ở đầu bài viết, mặc dù giá đã giảm xuống còn một nửa nhưng người dùng vẫn không quét mã để mua, là vì họ không biết được giá trị của sản phẩm là gì.
Người bán cảm thấy sản phẩm có chất lượng, giá cả lại phải chăng, nhưng người dùng sẽ so sánh sản phẩm cùng loại để tìm ra giá thấp nhất. Nếu một sản phẩm không thể neo (anchoring) giá trị để người dùng cảm nhận, việc giảm nửa giá rất khó giải quyết vấn đề, vì việc giảm nửa giá và người dùng không liên quan gì đến nhau cả.
Nếu sản phẩm đến từ thương hiệu mà nhà nhà đều biết, kiểu giảm giá này sẽ trở thành tin tức được lan truyền rộng rãi, vì mọi người đều biết được giá trị của nó rồi, sẽ nườm nượp kéo đến. Tiếc rằng hầu hết sản phẩm đều không phải vậy, lúc này chúng ta cần nghĩ cách tạo ra bằng chứng xã hội, chúng minh giá trị của sản phẩm.
Tạo mối liên kết là một cách rất hay. Tôi nhớ có một ví dụ marketing thế này, 2 hộp xi đánh giày giá 30k tặng kèm một cây dù, mọi người đều không biết giá của xi đánh giày là bao nhiêu, chỉ thấy giá 30k còn có cây dù mua cũng đáng. Bằng cách neo giá trị, người bán đã bán sạch hàng trong kho, còn kiếm được lời.
Còn có rất nhiều ví dụ về việc tạo ra bằng chứng xã hội để neo giá trị, ví dụ như để bán khóa học online, trước tiên là dùng các khóa học offline đắt tiền làm bằng chứng, sau đó nói rằng mọi người có nghe khóa học offline trên mạng với giá thấp.
Trên đây chỉ là một vài ví dụ, các bạn cần tìm ra chiến lược sản phẩm phù hợp với mình, khiến người dùng trong cộng đồng nhìn thấy giá trị của sản phẩm, khi đó giá cả mới phát huy tác dụng.
4.Vì sao càng làm càng đi vào ngõ cụt?
Tất cả cộng đồng đều có chu kỳ vòng đời, có loại dài, cũng có loại ngắn. Ví dụ rất nhiều hoạt động livestream marketing, cộng đồng sẽ được tạo ra trong vài ngày hoặc 1-2 tuần, sau khi hoạt động kết thúc thì giải tán cộng đồng. Còn nếu bạn mua một sản phẩm hoặc hội viên, thì bạn đã tham gia vào một cộng đồng có chu kỳ vòng đời dài hơn.
Các cộng đồng khác nhau sẽ có sứ mệnh và mục tiêu khác nhau. Nếu bạn cứ muốn kéo dài vòng đời của cộng đồng hoạt động marketing tạm thời, vì không có bất kỳ sự sàng lọc những người dùng có cùng giá trị quan và mục tiêu, bạn không thể duy trì việc cung cấp giá trị cho họ. Muốn mọi người đều thích bạn thì việc này không thực tế lắm.
Nếu một cộng đồng không chịu giới hạn bởi các quy tắc dựa trên giá trị quan thì rất khó hoạt động và tồn tại lâu dài. Rất nhiều bạn đều không chú trọng phân loại cộng đồng hoặc không nỡ để người trong cộng đồng rời đi, không thể đảm bảo được tính thống nhất của mục tiêu và giá trị quan của cộng đồng, từ đó khiến việc trao đổi giữa thành viên trong nhóm với sản phẩm và nội dung không khớp với nhau.
5. Hoàn toàn không hiểu được các bước vận hành cộng đồng?
Cách mà nhiều người thường áp dụng là thêm vào cộng đồng, lập nội quy, sau đó đăng tải nội dung và sản phẩm, rồi từ từ bớt sôi nổi, và đuối sức. Quả thật có rất nhiều chỗ cần chú ý và cải thiện, chúng ta sẽ nói đến vài điểm quan trọng.
Khi tạo nhóm để seeding, không cần biết là tìm bạn bè hay tìm những người đã tham gia vào hoạt động, nên sàng lọc người dùng lần nữa, dựa vào người dùng mục tiêu đã định vị rõ ràng để mời họ tham gia, chứ không phải là thêm vào nhóm bừa bãi hoặc nhờ vả mối quan hệ.
Hình thức gửi lời mời tham gia có thể là hình ảnh hoặc là email chân thành thể hiện giá trị quan và mục tiêu của cộng đồng, để người dùng biết được cộng đồng này đang làm về gì, sẽ cung cấp giá trị gì cho họ, đưa quyền quyết định tham gia vào tay người dùng. Như vậy thì nhóm seeding mới vững được.
Rất nhiều bạn sau khi tạo nhóm seeding thì gấp rút đăng sản phẩm hoặc tổ chức sự kiện nhân rộng, ở đây còn có một bước trung gian không thể thiếu. Đó là tạo dựng niềm tin và kết nối với người dùng, để họ cảm nhận giá trị. Ví dụ như mời người dùng tham gia vào quá trình dùng thử sản phẩm và phản hồi để cải tiến sản phẩm, bao bì, tổ chức các buổi tham quan hoặc sự kiện giao lưu offline, cũng có thể mở livestream hoặc họp online…
Tóm lại, cần dành thời gian để chiếm được lòng tin của người dùng, để họ kiểm chứng giá trị. Một cách tạo dựng lòng tin khá hay là để người dùng giúp đỡ bạn.
Một bước quan trọng khác là duy trì tổ chức các sự kiện lan truyền có giá trị, đảm bảo nhóm liên tục tăng trưởng và được tối ưu hóa. Một điểm cần làm rõ, rất nhiều bạn khi tổ chức sự kiện tăng trưởng đều quá quan tâm đến sản phẩm, như vậy sẽ bỏ sót nhu cầu cảm tính người dùng trong nhóm. Cần kết hợp các đặc tính của người dùng trong nhóm, khai thác nhu cầu cảm tính, như vậy mới dễ dàng kích hoạt sự nhân rộng.
6. Vì sao người dùng trong cộng đồng lại từ chối chia sẻ?
Nếu muốn cộng đồng liên tục tăng trưởng, cần có sự hỗ trợ của nội dung và sự kiện, nhưng nếu bỏ sót khâu chia sẻ trong nội dung và sự kiện, vậy quanh đi quẩn lại cũng chỉ có seed user* trong cộng đồng, không cách nào khiến cộng đồng tăng trưởng. Giá trị của chia sẻ là mở rộng, giúp cho cộng đồng liên tục phát triển. Nhưng tình hình thực tế là không ai để mắt đến, không ai chia sẻ. Đối mặt với sự từ chối như thế này, chúng ta phải làm sao mới được đây?
*Seed user: là những cá nhân người dùng không chỉ hài lòng về sản phẩm, họ còn thích thú với việc thử nghiệm sản phẩm và chia sẻ ý kiến về sản phẩm, marketing và chăm sóc khách hàng. Họ cũng chia sẻ kinh nghiệm của mình với các khách hàng khác.
Trong quá trình thử nghiệm thúc đẩy hành vi chia sẻ của người dùng, tôi đã tổng kết một vài điểm quan trọng sau, hy vọng khi đối mặt với sự từ chối này, chúng ta có thể cải thiện các điểm này để thúc đẩy hành vi chia sẻ.
- Người dùng mục tiêu
Đối với người dùng mục tiêu tham gia vào việc chia sẻ, chúng ta cần thấu hiểu và đồng cảm với họ, đây là điều kiện cơ bản. Ví dụ như ngày lễ Thất tịch (Valentine của Trung Quốc), những người chia sẻ rốt cuộc là những đôi nam nữ đang mặn nồng, cặp vợ chồng son, bố mẹ bỉm sữa, hay là những thanh niên FA, cảm xúc trong lòng họ khác nhau hoàn toàn.
Nếu không phân loại người dùng, nội dung rất có thể không phù hợp với người dùng mục tiêu, bạn còn muốn trông mong họ hoàn thành quá trình chia sẻ, đó thực sự là ý tưởng xa vời.
- Hình tượng được gán mác
Trong cuộc sống xã hội của chúng ta, mỗi người đều được gán rất nhiều mác đại diện cho thân phận của bản thân, chẳng hạn như “ông bố siêu đẳng”, “giám đốc bá đạo”, “hot girl”, “mọt sách học rộng hiểu nhiều”…Những thông tin mà chúng ta chia sẻ với bên ngoài cũng chứa đựng những nội dung thể hiện hoặc củng cố cho cái mác này.
Mặc dù hình tượng có rất nhiều loại, nhưng phần lớn mọi người đều muốn hình tượng bản thân mang tính tích cực. Làm sao hình tượng của tôi trong mắt người khác giống với hình tượng mà tôi mong muốn? Để thực hiện mục đích này, hằng ngày mọi người đều biểu diễn và xây dựng hình tượng trên “sân khấu” xã hội thông qua các thông tin.
Vì vậy việc tìm đúng mục tiêu, kiểm soát chất lượng nội dung để tạo ưu thế cho hình tượng được gắn mác là yếu tố quan trọng để thúc đẩy hành vi chia sẻ.
- Liên kết giữa nội dung và cảm xúc
Con người là động vật có cảm xúc, chúng ta nâng cấp trọng tâm từ trực tiếp thúc đẩy chia sẻ thành kích thích người dùng nảy sinh cảm xúc, dẫn đến chia sẻ.
Cần sử dụng sự kiện, nội dung để xây dựng liên kết với người dùng trong cộng đồng, sự đồng cảm sẽ kích người dùng nảy sinh cảm xúc. Ví dụ giáo viên mỹ thuật gửi tác phẩm của học sinh và hình ảnh bé đang tập trung ngồi vẽ cho mẹ của bé, khi cảm xúc của người mẹ được khơi dậy, rất có thể người mẹ sẽ chia sẻ trên newsfeed của mình.
- Động cơ chia sẻ
Động cơ chia sẻ phụ thuộc vào bối cảnh, bối cảnh quyết định động cơ của người chia sẻ.
Ví dụ như quán bánh bao được nhắc đến ở trên. Giả dụ mấy ngày liên tiếp đều có mưa, họ chia sẻ hình ảnh giao hàng trong ngày mưa để nói với khách hàng của họ là trời mưa thì họ vẫn bán, một mặt là thể hiện hình tượng dịch vụ tích cực, mặc khác là để thúc đẩy đơn đặt hàng trong những ngày mưa.
Một ví dụ khác là sự kiện “Đến xem đi! Đây là quân phục của tôi” của Nhân Dân nhật báo (một tờ báo ra hàng ngày ở Trung Quốc), sự kiện được công bố gần ngày thành lập quân đội, đã tạo dựng được bối cảnh với tình cảm yêu nước nồng nàn, “hình ảnh mặc quân phục” lúc này rất thích hợp với nhu cầu tâm lý của người dùng, khi tổng kết sự kiện này đạt được gần 800 triệu lượt tải trang (pageview).
- Hành động
Sau khi đã khơi dậy được cảm xúc của người dùng, khi người dùng đạt gần đến đỉnh muốn chia sẻ, hãy cung cấp chất liệu cho người dùng và nhanh chóng dẫn dắt hành động chia sẻ. Trong quá trình chia sẻ, cố gắng loại bỏ sự cản trở để cải thiện tỷ lệ chia sẻ thành công.
Ví dụ, một vài hình ảnh là được chỉnh sửa trong quá trình chia sẻ, nếu nội dung chỉnh sửa không thể quyết định được, vì áp lực tâm lý, người dùng sẽ lựa chọn tải về rồi quyết định, sau đó mới chia sẻ, như vậy sẽ kéo dài lộ trình chia sẻ, làm giảm tỷ lệ thành công.
7. Sau khi chia sẻ, vì sao người dùng không xem cũng không mua?
“The Tourist Gaze” là một cuốn sách thiên về triết học, nhìn nhận về hiện tượng du lịch từ góc độ xã hội học, quan điểm của sách rất thú vị: sự hài lòng của con người thật ra là xuất phát từ sự kỳ vọng và tưởng tượng trong lòng. Họ tưởng tượng điều gì? Tưởng tượng bản thân theo đuổi một quá trình vui vẻ. Vì thế, khi người dùng bỏ tiền ra để mua sắm không hoàn toàn là vì nhu cầu vật chất, mục đích thật sự của họ là tự mình trải nghiệm bối cảnh do mình tưởng tượng ra.
Chính vì trải nghiệm hoàn hảo khiến tâm trí người dùng luôn hướng về này rất ít xảy ra trong cuộc sống đời thực, sau mỗi lần tưởng tượng bị phá vỡ, họ càng trông đợi sản phẩm và dịch vụ có thể liên tục cải tiến, tạo sự mới mẻ. Điều cốt lõi của chủ nghĩa chi tiêu hiện nay là một vòng lặp giữa mong điều mới mẻ – mong sự thay đổi – không hài lòng. Để duy trì việc này, quan trọng là phải không ngừng sáng tạo sự kỳ vọng của người dùng.
Nếu nội dung mà chúng ta chia sẻ trong cộng đồng không thể tạo sự liên kết với tình cảm của người dùng, sản phẩm hoặc dịch vụ được chia sẻ không thể mang lại sự kỳ vọng trong lòng và tưởng tượng đẹp đẽ khi tận hưởng sản phẩm cho người dùng, như vậy giống như một viên ném vào biển lớn, cứ thế chìm xuống đáy biển không ai hay biết.
Ví dụ nội dung mà bạn chia sẻ là thế này:
Nếu bạn đổi một cách khác thì sao? Khiến người dùng kỳ vọng và tưởng tượng nhiều hơn, kích thích bản năng, khơi dậy cảm xúc và cảm nhận của họ. Ví dụ như hình dưới đây, tấm hình nào sẽ khiến dễ kích thích bạn hơn?
8. Đi đâu để tìm seed user?
Có hai loại người thường hay hỏi vấn đề này nhất.
Một loại là các doanh nghiệp đã hoạt động lâu năm, hy vọng có thể chuyển đổi từ dịch vụ tùy chỉnh cho khách lớn sang tự mình phục vụ khách hàng, chuẩn bị kinh doanh dựa vào cộng đồng; một loại khác là những bạn đang bán hàng trên các nền tảng thương mại điện tử như Taobao, JD.com, những bạn thử làm về cộng đồng, thử chạy các tài khoản OA và tài khoản dịch vụ (2 loại tài khoản của Wechat) để xây dựng nguồn lưu lượng truy cập, bán hàng 1v1 trong một khoảng thời gian, hiểu biết sâu về kênh cá nhân ở một mức độ nhất định.
Đương nhiên ngoài 2 loại người trên thì còn có rất nhiều nhà khởi nghiệp muốn bắt đầu từ kinh doanh dựa vào cộng đồng. Nhưng cho dù là loại nào cũng cần giải quyết vấn đề seed user trước. Mọi người sẽ thắc mắc rằng, tài khoản OA đã có nhiều người đến vậy rồi, còn cần tìm seed user chi nữa?
Tôi hỏi mọi người một câu, trong công ty bạn đang quản lý, bạn dựa vào đâu để nhận định một nhân viên sẽ rời khỏi hay ở lại công ty? Là năng lực? Nếu nhân viên không công nhận, hiểu rõ về công ty hoặc không làm theo giá trị quan của công ty, cho dù năng lực mạnh đến cỡ nào, thì cũng sẽ “mỗi người một ngả” mà thôi.
Trong mô hình phễu của nền tảng lưu lượng truy cập được ví như thả mồi xuống biển lớn để bắt cá, kinh doanh dựa vào cộng đồng là mô hình viral marketing của sự lan truyền chỉ số tin tưởng. Vài ngày trước, tôi tình cờ nghe được câu chuyện Vương Lão Nhị làm cá, tôi sẽ dẫn ra ở đây, hy vọng có thể giải thích rõ tầm quan trọng của việc tìm seed user.
Ở Đông Bắc (Trung Quốc) có một món đặc sản “cá sống”, đánh vảy cá, làm sạch nội tạng, dùng dao rạch vài đường trên bụng, sau đó lấy hai chiếc khăn ướt nắm lấy đầu và đuôi cá, cho vào chảo dầu đem đi chiên, chiên xong thì thêm gia vị, như vậy món cá đã hoàn thành.
Có một đầu bếp tên là Vương Lão Nhị, sau khi làm xong cá sống và ăn thịt cá, đuôi cá vẫn còn dựng lên, mắt vẫn nhúc nhích.
Vì thế nhiều người bắt đầu nghiên cứu Vương Lão Nhị đã làm cá như thế nào. Có người nói là “quy trình” tốt, vì kỹ thuật cầm dao điêu luyện, không chạm đến gân cá; có người lại phản bác không phải, là “chế độ” tốt, biết canh thời gian cho cá vào dầu chiên…
Sau đó nhiều người phát hiện được một bí mật, mỗi lần Vương Lão Nhị đều tự mình lựa này, người bán cá rất phiền ông, mua có mấy con cá mà lựa này lựa nọ, ông không chỉ lựa giống cá, còn lựa cá bơi khỏe, rửa xong đặt cá lên thớt thì cá phải giãy giụa mới được, vì vậy cá mà ông làm ra, cho dù đã ăn sạch hết, cá vẫn giữ được sức sống nhất định.
Tin chắc rằng mọi người đều hiểu câu chuyện này, một con cá tươi ngon là mấu chốt để làm được món ăn này. Rất nhiều bạn chắc chắn sẽ hỏi, rốt cuộc phải đi đâu để tìm seed user đây. Thật ra việc này khó không phải là đi đâu tìm, chợ bán cá đầy ra đó, khó là khó ở chỗ rốt cuộc bạn tìm con cá như thế nào để làm món ăn này, tự bạn có hiểu rõ không?
Cần phải làm rõ chân dung, chỗ dựa tâm lý và nhu cầu lý tính của “cá”, nếu đã rõ được điều này rồi hãy đi xem chợ nào có bán.
Nếu bạn bắt đầu từ con số 0, có thể sử dụng các mối quan hệ người quen bạn bè, tìm các nhóm, tham gia và kết bạn, có thể tận dụng quảng cáo trên TikTok, Facebook. Nếu bạn đã có nền móng, có thể ở các buổi triển lãm hoặc cửa hàng offline kêu gọi mọi người quét mã. Nếu bạn có tài khoản OA thì có thể đẩy thông báo, tin tức dịch vụ…
Dựa vào gì để cho rằng người dùng đã trở thành seed user? Gửi một email cho người dùng, thể hiện giá trị quan và sứ mệnh của bạn, để người dùng tự quyết định có tham gia hay không.
9. Sự lan truyền trong cộng đồng yếu kém là do đâu?
Sự lan truyền trong cộng đồng thực chất là một quá trình người dùng mua người dùng thông qua tài nguyên, người dùng thuộc về các tổ chức khác nhau, là cầu nối giữa các tổ chức. Hiện giờ vừa đúng là thời đại phát triển số lượng và quy mô cộng đồng, nhờ vào sức mạnh của cầu nối, thông tin mà chúng ta truyền bá sẽ tiếp cận được các tổ chức và cấp bậc khác nhau, từ đó tạo được sự lan truyền trong cộng đồng.
Rất nhiều bạn không tạo được sự lan truyền trong cộng đồng, nguyên nhân là do không nắm bắt các điểm mấu chốt, tôi tổng kết một vài điểm thường bị bỏ sót, hy vọng giúp ích được cho mọi người:
- Trong quá trình tạo sự lan truyền, khâu truyền bá rất quan trọng, phải nhắm đúng seed user, tạo được sự tin tưởng trong cộng đồng, có sự lan truyền ở mức độ nhất định, nền tảng phải vững.
- Hiện nay thường dùng nhất là poster đi kèm văn bản, poster phải có giá trị, vấn đề này tôi đã nói trên, không nhắc đến nữa.
- Về giá trị, giá trị phải lớn hơn giá cả, giá cả phải lớn chi phí. Poster phải tạo được cảm giác bức bách, gây được sự chú ý.
- Tìm ra hành vi quan trọng và động lực thúc đẩy các thành viên trong cộng đồng lan truyền thông tin đến các cộng đồng, tổ chức khác, trước hết cần đảm bảo thông tin có giá trị đối với người truyền bá lẫn người tiếp nhận.
- Có thể sử dụng sự khan hiếm như “mồi nhử”, nhắc nhở người dùng kêu gọi chia sẻ. 50% tỷ lệ chia sẻ poster được chọn làm mốc, quá trình này đòi hỏi người dùng tham gia phải có phản hồi về giá trị mà họ nhận được.
- Những phần thưởng liên quan cũng phải thực hiện ngay, điều hướng lưu lượng truy cập kịp thời, không ngắt quãng.
- Trước khi tổ chức sự kiện lan truyền, cần xác định mục tiêu, có kế hoạch dự trù, căn cứ vào quá trình thực thi phát hiện kịp thời các vấn đề đề tối ưu hóa và điều chỉnh. Sau khi tổ chức sự kiện lan truyền, cần tổng kết và điểm lại dữ liệu, tự kiểm điểm. Tổng kết và thảo luận về số nhóm lan truyền, số người quét mã, số người tham gia vào nhóm, tỷ lệ tham gia, tỷ lệ chia sẻ poster, lượng người dùng mới.
Trong cuốn sách “Hồ lưu lượng” (tác giả: Feiyang) có tổng kết một vài phương pháp tạo sự lan truyền như lôi kéo người dùng mới tặng quà, tặng lì xì, phần thưởng cá nhân, mua chung, bán lẻ, gọi vốn cộng đồng, voucher… cho dù là chiến lược nào, quy trình lan truyền thường gặp nhất như hình:
10. Cộng đồng ngày càng không sôi nổi thì phải làm sao?
Trong câu hỏi thứ tư có nhắc đến chu kỳ vòng đời của cộng đồng. Cộng đồng có chu kỳ ngắn sẽ sôi nổi hơn, nguyên nhân là vì mọi người đều có mục đích khi tham gia.
Ví dụ như tạo nhóm flashmob khi tổ chức sự kiện, lập nhóm dã ngoại khi đi du lịch, nhóm đào tạo của tổ chức giáo dục, nhóm lớp trong trường mầm non… dựa theo mục tiêu mà định nghĩa chu kỳ vòng đời. Còn có vài nhóm là nhóm dài hạn, các nhóm này thường thì không dễ trở nên sôi nổi, giống như tài khoản OA vậy, chỉ khi có thông tin tiếp cận đến người dùng, có thể họ mới có phản ứng.
Đương nhiên các nhóm liên quan đến sức khỏe thì sẽ khác, họ sẽ hoạt động sôi nổi hơn vì có liên quan đến các vấn đề trong cuộc sống. Những cộng đồng nảy sinh nhiều vấn đề, chi tiêu và hành vi như nhóm tập gym, đọc sách thì sẽ khá sôi nổi.
Tôi đã tổng kết một vài cách, hy vọng giúp ích được cho mọi người.
- Củng cố sứ mệnh và giá trị quan của cộng đồng
Nếu bạn làm tốt việc định vị, chiếm lĩnh được tâm trí người dùng ở phương diện tình cảm hoặc chi tiêu, chuyển từ bị động sang chủ động thì mức độ hoạt động có thể được cải thiện đáng kể.
- Duy trì việc vận hành
Mối quan hệ thân thiết là phải dựa vào việc không ngừng thu hút sự chú ý, không phải là người dùng không tìm đến dịch vụ của công ty khác, mà là họ không có tinh lực để làm việc đó. Phối hợp vận hành cộng động ngắn hạn và dài hạn cùng lúc là một chiến lược khá hay. Khi vận hành, để mọi người bước vào không gian của cộng động ngắn hạn, như thế họ sẽ hoạt động sôi nổi hơn.
- Thú vị quan trọng hơn hữu ích
Nội dung thú vị thì mới có thể dẫn dắt hành vi người dùng. Ở đây có một chủ đề lớn hơn, đó là thế giới đang đi theo hướng cách mạng game hóa. Chủ đề này chúng ta sẽ nói vào dịp khác nhé. Các cộng đồng như đọc sách, tập thể dục, tập gym thì còn đỡ, họ vẫn có nội dung. Cộng đồng thương mại điện tử thì khó hơn, họ cần nghĩ ra vài cách thú vị, trước đây ở MTEdu tôi đã thấy được một vài cách khá hay, mọi người có thể thử.
- Thi đua với nhau: mỗi tuần cố định một khoảng thời gian, để người dùng trong cộng đồng tìm giá bán của sản phẩm trên bất kỳ kênh nào trên mạng, nếu tìm thấy sẽ được miễn phí đơn hàng hoặc tặng quà.
- Ngày khoe đơn: cứ mỗi cuối tuần, thi xem ai khoe đơn nhiều nhất, phần thưởng là lì xì, thúc đẩy mức độ hoạt động.
- Lì xì hỏi đáp: kết hợp câu hỏi và lì xì, phần thưởng là trải nghiệm sản phẩm miễn phí.
- Không ngừng sàng lọc người dùng
Ở câu hỏi thứ tám, chúng ta đã đề cập đến tầm quan trọng của việc chọn cá, đối với các nhóm hoặc cộng đồng dài hạn, việc không ngừng sàng lọc người dùng rất quan trọng, cần phải để cho dòng người lưu thông, đặt ra các quy định, có ra có vào, và phân tích dữ liệu. Giống như khi bạn vận hành một công ty vậy, nhân viên nghỉ việc có đôi lúc rất khó khăn, nhưng nếu muốn xây dựng một tổ chức hoạt động sôi nổi, bạn bắt buộc phải làm như vậy.
11. Tổng kết
Sau cùng tôi xin tóm tắt lại: Con người luôn hướng về những điều tốt đẹp trong cuộc sống, xây dựng và vận hành cộng đồng là đáp ứng được nhu cầu về vật chất và tinh thần của họ khi đang tiến tới mục tiêu đó.
Bài viết cùng chủ đề:
-
Nên chạy quảng cáo facebook vào khung giờ nào?
-
Tìm hiểu các loại phễu marketing hiệu quả trong kinh doanh
-
Chiến lược 7P trong marketing du lịch gồm những gì?
-
Cách sử dụng Google Keyword Planner hiệu quả
-
Cách SEO Facebook Hiệu Quả Lên Top: Hướng Dẫn Chi Tiết
-
Google PageSpeed Insights: Công Cụ Tối Ưu Hóa Hiệu Suất Website