Dù bạn đang kinh doanh ở bất cứ lĩnh vực hay ngành nghề nào thì việc có được một chiến lược tiếp cận các khách hàng mục tiêu cũng đều sẽ quan trọng. Mặc dù marketing cho nhà hàng là một chủ đề rất lớn, nhưng vẫn sẽ luôn có một số nguyên tắc chung mà bạn có thể sử dụng để mang lại kết quả. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp mẫu kế hoạch marketing cho nhà hàng hiệu quả mà bạn có thể sử dụng để duy trì đà phát triển và quảng bá tốt nhà hàng của mình.
Mẫu kế hoạch marketing dành cho nhà hàng
Sau đây là cách lập một mẫu kế hoạch marketing cho nhà hàng của bạn:
Bước 1: Nghiên cứu thương hiệu
Trước khi bắt đầu phân tích các hoạt động marketing tiếp theo thì bạn nên nghiên cứu thương hiệu của mình trước. Hãy xem lại tầm nhìn và sứ mệnh, những giá trị mà bạn cung cấp cho khách đến nhà hàng, định vị thương hiệu và phân khúc khách hàng tiềm năng của bạn. Mặc dù những vấn đề này đã được bạn nằm lòng trong kế hoạch kinh doanh của mình nhưng bạn vẫn cần phải xem xét lại chúng một lần nữa dưới góc độ của marketing.
Khi thực hiện bước này, bạn hãy liệt kê ra hết những gì mà thương hiệu bạn đang sở hữu, bao gồm cả các đặc tính của nhà hàng và cố gắng mô tả lại chúng một cách hợp lý và thực tế.
Bước 2: Nghiên cứu đối tượng khách hàng mục tiêu
Tìm hiểu đối tượng mục tiêu là vấn đề quan trọng. Khi bạn đã xác định được phân khúc đối tượng khách hàng mà mình đang hướng tới thì hãy nghiên cứu các đặc điểm của họ càng chi tiết càng tốt. Những đặc điểm này được xác định dựa trên nhân khẩu học, tâm lý học và hành vi của các nhóm khách hàng mà bạn hướng tới.
Tất cả kế hoạch và chiến lược marketing cho nhà hàng mà bạn đang phát triển sẽ luôn xoay quanh phân khúc khách hàng mục tiêu này.
Sau đây là một số câu hỏi dành để nghiên cứu khách hàng:
- Khách hàng của bạn có giao tiếp trên mạng xã hội hoặc tham gia các trang web đánh giá thực phẩm không?
- Họ làm gì trước khi chọn dùng bữa tại nhà hàng?
- Khách hàng thích dùng bữa tại chỗ hay mang về?
- Họ thích những loại sự kiện được tổ chức ở nhà hàng nào?
- Họ có bị ảnh hưởng bởi phiếu giảm giá không?
Hãy thêm vào bảng danh sách này bất kỳ câu hỏi nào khác mà bạn cảm thấy liên quan về phân khúc khách hàng của bạn. Bạn sẽ muốn xác định động cơ đằng sau việc tại sao họ lại chọn nhà hàng này mà không phải nhà hàng khác. Điều này giúp bạn có thể lên kế hoạch marketing một cách đúng đắn tới đối tượng khách hàng mục tiêu của mình và để lại ấn tượng tốt với họ.
Bước 3: Phân tích SWOT đối thủ cạnh tranh
Phân tích các đối thủ cạnh tranh theo mô hình SWOT cho biết thị trường bạn đang tham gia diễn ra như thế nào. Hãy chọn từ 3-5 đối thủ cạnh tranh mạnh ở gần nhà hàng của bạn và phân tích theo mô hình SWOT sau đây:
Strengths (điểm mạnh)
Bao gồm những gì đối thủ cạnh tranh của bạn đang làm tốt. Bằng cách hiểu những gì đối thủ cạnh tranh của bạn đang làm tốt, bạn có thể làm tốt hơn họ.
Weakness (điểm yếu)
Bao gồm những gì đối thủ cạnh tranh có thể làm gì tốt hơn. Hãy học hỏi từ những sai lầm của đối thủ bằng cách xác định các lỗ hổng trong cách vận hành và dịch vụ của họ.
Opportunities (cơ hội)
Đối thủ của bạn đang có cơ hội gì trên thị trường? Hãy tự hỏi họ đang tận dụng được những thế mạnh nào và so sánh chúng với nhà hàng của bạn.
Threats (mối đe dọa)
Đối thủ cạnh tranh của bạn có thể cung cấp thứ gì đó độc đáo mà bạn không thể làm không? Đây chính là mối đe dọa đối với tình hình kinh doanh của bạn.
Để phân tích được đối thủ, bạn hãy kiểm tra trang web của đối thủ thường xuyên. Cập nhật các chương trình khuyến mãi và các chiến dịch mới nhất của họ. Đồng thời, ghi chú lại những gì bạn tìm được như phiếu giảm giá, quà tặng miễn phí, các chương trình đặc biệt định kỳ, các sự kiện đặc biệt như nhạc sống, karaoke, đêm trò chơi,…
Bên cạnh đó, hãy truy cập vào các trang mạng xã hội của họ như Facebook, Instagram, blog để đánh giá số lượng người theo dõi và nội dung của họ.
Bước 4: Xác định điểm khác biệt của nhà hàng bạn
Để xác định được nhà hàng của bạn có điểm gì khác biệt và độc đáo hơn các đối thủ cạnh tranh, hãy lặp lại quy trình phân tích SWOT trên cho chính nhà hàng của bạn. Đồng thời, bạn cũng cần tìm ra các yếu tố khác biệt mà chỉ có bạn có trên thị trường. Khai thác được điểm độc đáo sẽ giúp bạn có được lợi thế so với đối thủ cạnh tranh.
Ví dụ: Bạn có lợi thế là giá thấp hơn đối thủ, vị trí độc đáo hơn, các món ăn đặc sản và dịch vụ hấp dẫn hơn, bầu không khí tại nhà hàng.
Giả sử khi đến với Domino’s Pizza, bạn sẽ được trải nghiệm bánh pizza nóng hổi, tươi ngon được giao đến tận nhà trong vòng 30 phút trở xuống và hoàn toàn miễn phí.
Bước 5: Tạo quảng cáo chiêu hàng trong thang máy.
Quảng cáo chiêu hàng là loại quảng cáo mà trong đó bạn sẽ mô tả nhà hàng của mình với một người lạ trong thời gian dưới 60 giây.
Thời gian là điều quan trọng mà bạn cần phải ghi nhớ khi tạo loại quảng cáo này. Thông điệp trong quảng cáo của bạn cần phải ngắn gọn và thu hút.
Trong quảng cáo chiêu hàng ở thang máy bạn cần nêu bật lên:
- Tên và điểm nổi bật của nhà hàng
- Loại ẩm thực bạn cung cấp
- Những giá trị bạn làm được cho khách hàng mục tiêu
- Cách bạn làm cho những giá trị đó trở nên độc đáo
Ví dụ: Nhà hàng Haidilao là một nhà hàng phong cách Trung Quốc tầm trung dành cho người sành ăn. Họ nổi tiếng với lẩu Hotpot tự chọn có kèm hướng dẫn pha chế. Dịch vụ tại đây tận tình và nhanh chóng.
Bước 6: Xác định mục đích marketing của nhà hàng
Các mục tiêu marketing của nhà hàng sẽ thay đổi trong quá trình nhà hàng của bạn phát triển. Tuy nhiên, nhìn chung, các kế hoạch marketing cho nhà hàng sẽ phục vụ ít nhất một trong ba mục đích sau:
Xây dựng thương hiệu
Tiếng lành đồn xa. Thương hiệu chính là danh tiếng và sẽ được phản ánh trong mọi thứ bạn làm với tư cách là một doanh nghiệp, bao gồm tài liệu tiếp thị, trang trí, v.v. Quảng cáo để xây dựng thương hiệu là điều quan trọng để thu hút sự chú ý của đối tượng mục tiêu và khiến họ nhớ đến nhà hàng của bạn khi họ quyết định nên đi ăn ở đâu.
Để xây dựng thương hiệu, bạn có thể dựa vào truyền thông xã hội, PR, sự kiện, blog, hoặc các mối quan hệ marketing kết hợp với các đối tác.
Thúc đẩy khách đặt hàng
Đây là mục tiêu rõ ràng của bất kỳ nhà hàng nào. Bạn sẽ muốn khách đến nhà hàng của mình, lấp đầy các chỗ ngồi còn trống, đặt món, quẹt thẻ và nhận xét tốt về cửa hàng. Những chiến dịch để thu hút khách hàng hiệu quả có thể là khuyến mại, quảng cáo, tặng quà,…
Duy trì khách hàng
Các chiến dịch giữ chân khách hàng là những nỗ lực marketing mà bạn sử dụng để đảm bảo hoạt động kinh doanh bền vững. Để giữ khách, bạn cần hiểu rõ và nắm bắt các thông tin của khách hàng, đồng thời khiến cho họ trở thành khách hàng trung thành bằng cách kết hợp các chiến lược marketing khuyến khích họ đặt hàng lại và xây dựng thương hiệu. Bạn có thể áp dụng các chiến lược marketing trên các phương tiện truyền thông xã hội, tiếp thị qua email, hoặc tổ chức các chương trình khách hàng thân thiết để tăng lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu.
Bước 7: Cân nhắc ngân sách và chọn chiến lược marketing cho nhà hàng
Dựa trên ngân sách, khách hàng mục tiêu và mục đích quảng bá của bạn, hãy chọn một vài trong số các chiến lược marketing như marketing trên nền tảng kỹ thuật số như website, mạng xã hội, thư điện tử quảng cáo, tin nhắn văn bản SMS, các trang web đánh giá nhà hàng, hoặc bằng các chiến lược tiếp thị nhà hàng truyền thống như thư trực tiếp, các cuộc thi, quà tặng, các giải đấu và sự kiện,…
Bước 8: Lập kế hoạch và triển khai
Sau khi đã nghiên cứu kỹ thông tin, phân tích đối thủ, đặt ra các mục tiêu hợp lý thì bạn sẽ bắt đầu tiến hành xử lý, phân tách, sắp xếp các thông tin đó. Đồng thời, đề xuất và triển khai một bản kế hoạch hành động cụ thể. Hãy chia nhỏ các mục tiêu và hình thành nên các giai đoạn quảng bá nhà hàng, phân công nhân sự và dàn trải chi phí. Kế hoạch marketing mà bạn làm càng chi tiết thì càng tốt.
Sau khi có kế hoạch, bạn sẽ bắt tay vào hành động và tiến hành đo lường, đánh giá và điều chỉnh kế hoạch trong suốt quá trình triển khai.
Như vậy, chỉ với 8 bước trên, bạn đã có một mẫu kế hoạch marketing cho nhà hàng của mình. Chúng tôi hy vọng rằng những thông tin được cung cấp trên sẽ hữu ích và giúp bạn có được chiến lược tiếp cận khách hàng hợp lý.
Bài viết cùng chủ đề:
-
Nên chạy quảng cáo facebook vào khung giờ nào?
-
Tìm hiểu các loại phễu marketing hiệu quả trong kinh doanh
-
Chiến lược 7P trong marketing du lịch gồm những gì?
-
Cách sử dụng Google Keyword Planner hiệu quả
-
Cách SEO Facebook Hiệu Quả Lên Top: Hướng Dẫn Chi Tiết
-
Google PageSpeed Insights: Công Cụ Tối Ưu Hóa Hiệu Suất Website