Product Marketing là hình thức tiếp thị tập trung vào sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Thông qua chiến lược tiếp thị này, thương hiệu không chỉ tạo dấu ấn trong lòng khách hàng, mà chúng còn tạo lợi thế cạnh tranh bền vững trên thị trường. Để hiểu thêm Product Marketing là gì, mời các bạn cùng Marketing Agency đọc ngay bài viết dưới đây nhé!
Product marketing là gì?
Product Marketing là một phần quan trọng của chiến lược tiếp thị, tập trung vào việc quảng cáo tối ưu hóa sản phẩm của một doanh nghiệp. Nhiệm vụ chính của Product Marketing là đưa sản phẩm hoặc dịch vụ từ giai đoạn phát triển ra thị trường. Từ đó thu hút và duy trì sự chú ý của khách hàng.
Khi trở thành Product Marketer, bạn sẽ phải tìm ra Insight của khách hàng và giải quyết những vấn đề đó. Bằng cách xây dựng các chiến dịch và thông điệp ý nghĩa để đánh vào nỗi đau của người tiêu dùng. Nhờ đó, bạn có thể gia tăng doanh số và bán sản phẩm hiệu quả hơn.
Công việc chủ yếu của Product Marketing là gì?
Nghiên cứu khách hàng và thị trường
Trước khi bắt tay vào việc tiếp thị sản phẩm. Product Marketers cần thực hiện nghiên cứu sâu rộng về thị trường và khách hàng. Bằng cách trả lời các câu hỏi sau đây:
- Đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp hướng tới là ai?
- Điều họ yêu thích và không thích ở sản phẩm của bạn?
- Nguyện vọng/mong muốn của họ là gì?
- Tại sao họ lại lựa chọn sản phẩm của đối thủ cạnh tranh?
- Khách hàng sẵn sàng trả bao nhiêu tiền cho loại sản phẩm này?
- Tại sao họ lại quan tâm đến sản phẩm này?
Định vị và truyền tải thông điệp sản phẩm
Sau khi nắm bắt thông tin về thị trường, Product Marketers phải định vị sản phẩm một cách sáng tạo và truyền tải thông điệp mạnh mẽ. Mục đích của việc này là giải đáp những thắc mắc của khách hàng về sản phẩm. Cũng như làm nổi bật những khía cạnh độc đáo của sản phẩm trên thị trường. Bạn có thể sử dụng phương thức như Storytelling, sáng tạo và định hướng câu chuyện riêng biệt của sản phẩm.
Sáng tạo nội dung
Product Marketers cần tạo ra nội dung hấp dẫn để giới thiệu sản phẩm. Một số hình thức nội dung tiếp thị phổ biến như: bài đăng trên các trang mạng xã hội Facebook, Tiktok, Instagram, Twitter, Short video, blog review,…
Thúc đẩy doanh số bán hàng
Chiến lược tiếp thị sản phẩm sẽ không kết thúc khi sản phẩm được tung ra thị trường. Lúc này, Product Marketers sẽ theo dõi doanh số bán hàng và mức độ tương tác để tìm hiểu kênh và thông điệp nào hiệu quả nhất. Sau đó, đưa ra quyết định loại bỏ các hoạt động kém hiệu quả. Bên cạnh đó, Product Marketers còn tiến hành khảo sát và phân tích phản hồi của khách hàng. Nhằm mục đích đảm bảo sản phẩm vẫn có tính cạnh tranh trong suốt vòng đời phát triển.
Vai trò của product marketing trong doanh nghiệp
Product Marketing đóng vai trò quan trọng trong việc đưa sản phẩm của công ty ra thị trường. Dưới đây là một số lợi ích mà Product Marketing đóng góp trong doanh nghiệp:
- Định vị sản phẩm: Product Marketers giúp định vị sản phẩm của công ty trong thị trường. Họ xác định các đặc điểm nổi bật và giá trị cốt lõi của sản phẩm. Từ đó tạo ra thông điệp truyền thông thích hợp để thu hút khách hàng.
- Phân tích thị trường: Product Marketers nắm vững thông tin về thị trường, đối thủ cạnh tranh và khách hàng. Điều này giúp họ đưa ra quyết định chiến lược về giá cả, phân đoạn thị trường và các chiến dịch tiếp thị phù hợp.
- Tạo nội dung tiếp thị: Product Marketers thúc đẩy việc tạo ra nội dung hấp dẫn như bài viết, video, hình ảnh về sản phẩm. Điều này giúp tạo sự tương tác với khách hàng và giới thiệu sản phẩm một cách rõ ràng.
- Hỗ trợ bộ phận Sales: Product Marketers cung cấp thông tin sản phẩm chi tiết và hướng dẫn cho bộ phận Sales. Điều này giúp nhân viên bán hàng hiểu rõ sản phẩm và cách thuyết phục khách hàng mua hàng.
So sánh Product marketing và Brand marketing
Product Marketing và Brand Marketing là hai khía cạnh quan trọng trong chiến lược tiếp thị của một doanh nghiệp. Mặc dù chúng có chung mục tiêu là xây dựng hình ảnh thương hiệu trên thị trường. Nhưng 2 khái niệm tiếp thị này là hoàn toàn khác nhau về bản chất. Dưới đây là sự so sánh giữa hai khái niệm này:
Product Marketing
Product Marketing tập trung hoàn toàn vào việc quảng cáo và tiếp thị các sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể. Nó tập trung vào việc giới thiệu, bán và tạo sự quan tâm cho sản phẩm thông qua thông điệp, tính năng và lợi ích. Mục tiêu chính của Product Marketing là tạo ra doanh số bán hàng và tăng sự quan tâm đối với sản phẩm cụ thể.
Brand Marketing
Brand Marketing là xây dựng và duy trì hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp. Nó tập trung vào việc xác định giá trị cốt lõi của thương hiệu. Tạo sự kết nối cảm xúc với khách hàng và xây dựng danh tiếng của thương hiệu. Nhờ đó, khách hàng có thể phân biệt nhãn hàng của bạn với những đối thủ khác. Mục tiêu của Brand Marketing là xây dựng mối quan hệ vững chắc với khách hàng, tạo ra lòng trung thành và tạo nên giá trị thương hiệu toàn diện.
Cách đo lường hiệu quả của Product Marketing
- Doanh số bán hàng: Đây là một chỉ số quan trọng để đo lường thành công của Product Marketing. Bạn hãy so sánh doanh số bán hàng trước và sau khi thực hiện chiến dịch để xác định hiệu quả.
- Tỷ lệ chuyển đổi: Theo dõi tỷ lệ chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực tế sau khi họ tiếp xúc với chiến dịch tiếp thị. Đây có thể là tỷ lệ chuyển đổi trên trang web, qua email, hoặc từ các chiến dịch quảng cáo.
- Tầm ảnh hưởng: Bạn có thể đo lường tầm ảnh hưởng của chiến dịch Product Marketing bằng cách theo dõi sự tương tác trên các kênh truyền thông xã hội, lưu lượng truy cập trang web, số lượt xem video,…
- Tỷ lệ thu hồi đầu tư (ROI): Đo lường lợi nhuận so với các nguồn đầu tư đã đầu tư vào chiến dịch Product Marketing. Tính toán ROI giúp xác định xem chiến dịch có đem lại lợi ích tài chính hay không.
- Tương tác khách hàng: Đo lường mức độ tương tác của khách hàng sau khi họ tiếp xúc với sản phẩm thông qua việc đếm số lần tương tác, bình luận, chia sẻ, hay sự tham gia vào các sự kiện.
- Tăng trưởng thị phần: Theo dõi tăng trưởng thị phần của sản phẩm trong ngành cạnh tranh sau khi thực hiện các chiến dịch Product Marketing. Sự gia tăng trong thị phần có thể là dấu hiệu của hiệu quả trong việc tạo sự quan tâm và tạo nhu cầu cho sản phẩm.
Lời kết
Qua bài viết trên có lẽ bạn đã hình dung được công việc của một Product Marketing là gì rồi phải không nào. Hy vọng bạn có thể chuẩn bị đầy đủ kiến thức và năng lực chuyên môn để sẵn sàng cho hành trình nghề nghiệp của một Product Marketer thực thụ. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu về Marketing tổng thể. Hãy liên hệ ngay đến Marketing Agency để được hỗ trợ sớm nhất nhé!
Bài viết cùng chủ đề:
-
Nên chạy quảng cáo facebook vào khung giờ nào?
-
Tìm hiểu các loại phễu marketing hiệu quả trong kinh doanh
-
Chiến lược 7P trong marketing du lịch gồm những gì?
-
Cách sử dụng Google Keyword Planner hiệu quả
-
Cách SEO Facebook Hiệu Quả Lên Top: Hướng Dẫn Chi Tiết
-
Google PageSpeed Insights: Công Cụ Tối Ưu Hóa Hiệu Suất Website