Cách xây dựng chiến lược marketing cho sản phẩm mới

shape
shape
shape
shape
shape
shape
shape
shape
Xây dựng chiến lược marketing cho sản phẩm mới

Tiếp thị là một hoạt động quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, đặc biệt là trước khi bạn tung ra thị trường một sản phẩm mới. Bất kể chất lượng sản phẩm của bạn tốt như thế nào, nếu như không ai biết gì về sản phẩm bạn đang cung cấp, họ sẽ không thể mua sản phẩm của bạn. Vậy, bạn cần quảng bá sản phẩm của mình ra thị trường như thế nào? Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết cách xây dựng chiến lược marketing cho sản phẩm mới ngay nhé.

Tại sao marketing lại quan trọng khi phát triển sản phẩm mới?

Chiến lược phát triển sản phẩm mới của bạn sẽ chưa thể được coi là hoàn thiện nếu không có chiến lược marketing tập trung vào đối tượng khách hàng tiềm năng. Bạn không thể tạo ra được lợi nhuận kinh doanh cao nếu không tiếp cận được các khách hàng mục tiêu một cách hợp lý. Dưới đây là một số lý do tại sao bạn cần marketing cho sản phẩm mới của mình.

  • Marketing cho sản phẩm mới giúp bạn hiểu khách hàng mục tiêu thông qua các đặc điểm về nhân khẩu học, tâm lý học và hành trình mua sắm của khách hàng mục tiêu.
  • Cung cấp cho bạn các thông tin về thị trường mục tiêu và các thông tin về đối thủ cạnh tranh một cách logic, có hệ thống.
  • Giúp bạn thống nhất các hoạt động marketing của công ty, tập trung vào các mục tiêu chung.
  • Nâng cao khả năng tạo ra nhiều khách hàng tiềm năng và tăng độ chuyển đổi để tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp.
  • Giúp bạn tìm ra điểm bán hàng độc đáo (Unique Selling Point) trong sản phẩm của mình.

Cách xây dựng chiến lược marketing cho sản phẩm mới

Chúng ta đã thảo luận về lý do tại sao các chiến lược marketing cho sản phẩm mới lại quan trọng. Bây giờ đã đến lúc bắt tay vào việc lên kế hoạch để thực hiện một chiến lược marketing cho sản phẩm mới. Một chiến lược marketing thành công phải đảm bảo rằng sản phẩm của bạn hướng đến người dùng và đáp ứng các xu hướng của thị trường hiện tại.

Bước 1: Nghiên cứu sản phẩm

Đầu tiên, bạn cần nhớ rằng, bạn đang xây dựng chiến lược marketing cho sản phẩm mới. Do đó, hãy bắt đầu từ sản phẩm của bạn và nghiên cứu các điểm độc đáo có trong sản phẩm. Để làm được điều này, bạn cần tìm kiếm các điểm tốt ở sản phẩm cho phép nó khác biệt và nổi trội hơn so với các đối thủ cạnh tranh.

Tính độc đáo đó có thể là lợi thế về giá cả rẻ hơn, phương pháp tốt hoặc chất lượng dịch vụ tuyệt vời, về kích thước, màu sắc hoặc các đặc điểm, thuộc tính khác biệt khác. Bạn nên đề cập đến sự đổi mới hoặc điều gì đó giúp sản phẩm của bạn trở nên khác biệt so với với các sản phẩm đã có mặt trên thị trường.

Nghiên cứu sản phẩm mới của bạn là điều cần thiết
Nghiên cứu sản phẩm mới của bạn là điều cần thiết

Bước 2: Xác định lợi ích mà sản phẩm mang lại cho khách hàng

Hãy cho khách hàng thấy rằng sản phẩm của bạn giải quyết vấn đề của họ. Khi xây dựng chiến lược marketing cho sản phẩm mới, bạn cần phải tập trung vào lợi ích của khách hàng chứ không phải là những gì sản phẩm của bạn cung cấp.

Ví dụ: Nếu bạn nói rằng sản phẩm mới của bạn nhanh hơn và tốt hơn sẽ không thật sự thu hút khách hàng. Thay vào đó, bạn hãy nói rằng sản phẩm của bạn giúp họ hoàn thành công việc nhanh hơn 50% mà không gặp bất kỳ rắc rối nào. Việc này sẽ cho khách hàng thấy tại sao họ cần mua sản phẩm của bạn.

Bước 3: Xác định thị trường mục tiêu

Thật khó để xây dựng một chiến lược marketing cho sản phẩm mới và tiếp cận thị trường thành công nếu trước tiên bạn không xác định đối tượng mục tiêu của mình.

Ở bước này, bạn cần xác định được thị trường mục tiêu của bạn là gì, bao gồm những nhóm người nào, họ đang muốn hoặc cần những gì ở sản phẩm mà bạn đang bán. Hãy liệt kê ra các đặc điểm của nhóm khách hàng bạn đang hướng tới như độ tuổi, giới tính, tình trạng kinh tế xã hội và các đặc điểm khác. Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải xác định được động cơ của họ khi tìm đến với các sản phẩm của bạn là gì. Bạn có thể có nhiều nhóm khách hàng mục tiêu, nhưng bạn sẽ muốn phân loại theo từng nhóm mục tiêu riêng biệt vì các nhóm khác nhau sẽ có nhu cầu về sản phẩm vì những lý do khác nhau.

Tiếp theo, hãy xác định xem những khách hàng này có phải đang là khách hàng của công ty bạn chưa hay bạn vẫn chưa tiếp cận được họ. Nếu bạn muốn có thêm nhiều khách hàng mới, bạn cũng cần vạch ra được chiến lược để thu hút các khách hàng tiềm năng của bạn.

Ngoài ra, đừng quên xem xét những gì mà đối thủ cạnh tranh của bạn đang cung cấp. Bạn có thể sử dụng mô hình SWOT để phân tích các đối thủ và so sánh các đối thủ với nhau.

Xác định chân dung khách hàng
Xác định chân dung khách hàng

Bước 4: Xác định kênh tiếp cận khách hàng

Xác định những nơi mà khách hàng mục tiêu của bạn sẽ ghé thăm thường xuyên và các phương tiện truyền thông mà họ thường sử dụng để đọc và xem thông tin rất quan trọng.

Bạn sẽ không thể quảng bá được sản phẩm và bán được hàng nếu như kênh thông tin của bạn không phải là kênh mà khách hàng tiềm năng của bạn đang sử dụng.

Để tìm được các kênh tiếp thị phù hợp, bạn cần xác định được thị trường mục tiêu của mình, bạn xác định các khu vực mà các nhóm khách hàng này có xu hướng mua đến sắm. Ví dụ về các địa điểm phổ biến để mua sắm bao gồm:

  • Các sàn thương mại điện tử
  • Website
  • Các nền tảng mạng xã hội
  • Cửa hàng bán lẻ

Các kênh tiếp thị sản phẩm của bạn sẽ khác nhau dựa trên thị trường mục tiêu của bạn. Dù bạn chọn kênh nào, điều quan trọng là bạn cần phải dành đủ thời gian để phát triển thương hiệu và đảm bảo thương hiệu của bạn là một thể thống nhất. Mục đích của việc này là để khách hàng có trải nghiệm nhất quán cho dù họ mua hàng của bạn ở đâu và khi nào.

Xác định kênh truyền tải thông tin
Xác định kênh truyền tải thông tin

Bước 5: Xây dựng nội dung marketing

Bạn nên xây dựng nội dung marketing gần gũi và hướng tới đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn. Nếu bạn có nhiều nhóm khách hàng mục tiêu, hãy điều chỉnh nội dung sao cho phù hợp với từng nhóm mục tiêu đó.

Ví dụ, nếu bạn bán các sản phẩm giảm cân, nhóm đối tượng của bạn có thể là các bà mẹ trẻ và những người mắc bệnh tiểu đường. Trong khi cả hai đều muốn giảm cân, lý do của họ sẽ khác nhau. Một người mẹ trẻ có nhiều khả năng sẽ muốn cơ thể sau khi mang thai thon thả trở lại, trong khi đó những người bị bệnh tiểu đường sẽ tập trung vào sức khỏe.

Bên cạnh đó, bạn hãy chọn nội dung marketing phù hợp cho từng nhóm đối tượng và các kênh quảng bá khác nhau.

Ví dụ: nếu nhóm đối tượng mục tiêu của bạn là những người mới làm mẹ, hãy tạo quảng cáo và các bài báo cho các tạp chí và trang web dành cho cha mẹ.

Bước 6: Lên kế hoạch marketing cụ thể

Sau khi có tất cả các thông tin trên, bạn cần một kế hoạch marketing cụ thể. Trong kế hoạch này, bạn hãy lên chi tiết các hoạt động cần thực hiện, mục tiêu cần đạt được cho mỗi nhiệm vụ, phân bổ nhân sự, ngân sách,…

Bước 7: Triển khai chiến lược marketing

Sau khi có kế hoạch cụ thể bạn sẽ bắt đầu tiến hành triển khai chiến lược marketing của mình. PR thường đóng một vai trò quan trọng khi bạn tung ra một sản phẩm hoặc dịch vụ mới. Bạn có thể sử dụng các chiến thuật trong quan hệ truyền thông để đặt các bài báo, các cuộc phỏng vấn, tổ chức các sự kiện ra mắt,… để xây dựng danh tiếng.

Bất kể bạn chọn phương thức quảng bá nào, trước tiên hãy đảm bảo rằng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn đã hoàn thiện và có sẵn để mua nhằm tối đa hóa lợi nhuận của bạn.

Bên cạnh đó, hãy luôn luôn thực hiện theo dõi và đo lường kết quả từ tất cả các phương tiện marketing đặc biệt là trong những tuần và tháng đầu tiên. Đừng ngại điều chỉnh kế hoạch để tiếp cận khách hàng một cách tối ưu nhất.

Triển khai chiến dịch marketing cho sản phẩm
Triển khai chiến dịch marketing cho sản phẩm

Tóm lại

Xây dựng một chiến lược marketing cho sản phẩm mới là điều cần thiết để cải thiện doanh số bán hàng. Nhưng bạn cũng cần áp dụng kế hoạch marketing sao cho phù hợp và liên tục điều chỉnh kế hoạch của mình để thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng từ nhu cầu của thị trường. Bên cạnh đó, bạn cần có một chiến lược tiếp cận thị trường cho sản phẩm của mình để rút ngắn thời gian ra mắt dự kiến.

Trong bài viết này, chúng tôi vừa cung cấp cho bạn các cách xây dựng chiến lược marketing cho sản phẩm mới. Hy vọng rằng các thông tin được cung cấp sẽ giúp bạn có chiến lược tiếp cận thị trường tốt hơn.