Tâm lý khách hàng là gì? Nghệ thuật nắm bắt tâm lý khách hàng 2024

shape
shape
shape
shape
shape
shape
shape
shape
Nghiên cứu hành vi khách hàng

Để tạo dựng sự kết nối với khách hàng, chúng ta không chỉ tạo ra sản phẩm mà chúng ta còn phải tạo cảm xúc, đáp ứng mong đợi của khách hàng. Nắm bắt được tâm lý khách hàng chính là chìa khóa vô cùng quan trọng giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược thu hút người tiêu dùng khi kinh doanh. Vậy tâm lý khách hàng là gì? Hãy cùng Marketing Agency tìm hiểu rõ hơn về thuật ngữ này nhé!

Tâm lý khách hàng là gì?

Tâm lý khách hàng là tập hợp các tư duy, cảm xúc, niềm tin, hành vi và quan điểm của khách hàng có đối với sản phẩm hoặc thương hiệu của một doanh nghiệp. Nó là một yếu tố quan trọng trong quá trình tạo ra sự tương tác, tạo dựng mối quan hệ. Cũng như ảnh hưởng đến quyết định mua sắm và tương tác dài hạn của khách hàng.

Tâm lý khách hàng là gì?
Tâm lý khách hàng là gì?

Ví dụ, một khách hàng có thể có tâm lý tích cực đối với một thương hiệu nếu họ cảm thấy sản phẩm của thương hiệu đó luôn đáp ứng được nhu cầu của họ và tạo ra trải nghiệm tốt. Trái lại, nếu họ gặp phải các vấn đề thường xuyên hoặc không cảm thấy hài lòng về sản phẩm, tâm lý của họ có thể trở nên tiêu cực.

Các đặc điểm tâm lý của khách hàng

Các đặc điểm tâm lý của khách hàng đóng vai trò quan trọng trong việc hiểu và tương tác hiệu quả với họ. Dưới đây là một số đặc điểm tâm lý phổ biến của khách hàng:

  • Nhu cầu và mong muốn: Khách hàng có các nhu cầu và mong muốn cụ thể khi tìm kiếm sản phẩm hoặc dịch vụ. Điều này có thể bao gồm nhu cầu về tiện ích, giải quyết vấn đề hoặc tạo trải nghiệm mới.
  • Cảm xúc: Cảm xúc đóng vai trò quan trọng trong quyết định mua sắm và tương tác của khách hàng với thương hiệu. Cảm xúc tích cực có thể thúc đẩy quyết định mua sắm và tạo sự gắn kết với thương hiệu.
  • Kiến thức: Khách hàng có mức kiến thức và thông tin trước về sản phẩm/dịch vụ. Kiến thức này ảnh hưởng đến cách họ đánh giá và quyết định.
  • Thói quen: Thói quen mua sắm của khách hàng, có thể ảnh hưởng đến hành vi tiếp theo.
  • Động cơ và mục tiêu: Điều gì thúc đẩy khách hàng đến việc mua sắm? Đó có thể là giải quyết một vấn đề, tạo trải nghiệm mới hoặc đáp ứng nhu cầu cơ bản.
  • Tư duy và giá trị cá nhân: Cách khách hàng suy nghĩ, giá trị cá nhân và quan điểm tạo ra ảnh hưởng đến quyết định mua sắm và tương tác.
  • Thái độ: Khách hàng có thái độ tích cực, tiêu cực hoặc trung lập đối với một thương hiệu.
  • Tầm nhìn và tương lai: Khách hàng có tầm nhìn và kế hoạch cho tương lai của họ. Cũng như quyết định mua sắm cũng có thể dựa trên những dự định này.
Các đặc điểm tâm lý của khách hàng
Các đặc điểm tâm lý của khách hàng

Tầm quan trọng của việc nắm bắt tâm lý khách hàng

Nắm bắt tâm lý khách hàng là một yếu tố quan trọng và cốt yếu đối với sự thành công của mọi chiến lược kinh doanh và tiếp thị. Dưới đây là lý do tại sao phải nắm bắt tâm lý khách hàng:

  • Hiểu sâu hơn về khách hàng: Nắm bắt tâm lý khách hàng giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về nhu cầu, mong muốn, lo ngại và mục tiêu của họ. Điều này giúp tạo ra các sản phẩm, dịch vụ và chiến lược phù hợp hơn.
  • Tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng: Hiểu rõ tâm lý khách hàng giúp tối ưu hóa trải nghiệm của họ khi tương tác với thương hiệu. Từ việc thiết kế giao diện đến cách thức giao tiếp, mọi khía cạnh đều có thể được tối ưu hóa để tạo ra trải nghiệm tốt nhất.
  • Tạo dựng mối quan hệ lâu dài: Khi doanh nghiệp thể hiện hiểu biết về tâm lý khách hàng và tạo ra các giải pháp phù hợp.Điều này giúp tạo dựng mối quan hệ lâu dài và gắn kết với khách hàng.
  • Tăng tỷ lệ chuyển đổi: Nắm bắt tâm lý khách hàng giúp tối ưu hóa quy trình chuyển đổi. Từ việc tạo quan tâm ban đầu đến việc thực hiện hành động mua sắm.
Tầm quan trọng của việc nắm bắt tâm lý khách hàng
Tầm quan trọng của việc nắm bắt tâm lý khách hàng

Các loại tâm lý khách hàng phổ biến

Trong kinh doanh, bạn sẽ đối mặt với nhiều đối tượng khách hàng với tâm lý khác nhau. Vì thế, doanh nghiệp cần linh hoạt và nắm bắt được đặc điểm của từng nhóm người tiêu dùng để biết cách ứng phó. Dưới đây là các loại tâm lý khách hàng phổ biến mà doanh nghiệp thường gặp:

Khách hàng thích mặc cả

Khách hàng thích mặc cả thường tìm kiếm giá trị tốt nhất so với số tiền của họ. Họ có xu hướng so sánh giá cả, tìm kiếm ưu đãi và khuyến mãi. Và thường chỉ mua sắm khi có các chương trình giảm giá hoặc khuyến mãi. Ví dụ, một khách hàng thích mặc cả có thể tìm kiếm các sản phẩm giảm giá trong mùa sale hoặc tham gia các chương trình giảm giá đặc biệt.

Khách hàng thích mặc cả
Khách hàng thích mặc cả

Để thuyết phục nhóm khách hàng này. Bạn hãy chỉ ra sự công bằng về giá cả mà doanh nghiệp đã đưa ra so với thị trường. Đồng thời, bạn cũng nên cung cấp một số mã giảm giá, miễn phí vận chuyển. Hoặc tặng phụ kiện kèm theo cho người mua. Điều này giúp khách hàng cảm thấy bản thân nhận được món hời khi mua hàng.

Khách hàng khoe khoang

Loại khách hàng này thường muốn thể hiện vị thế và thành công của họ thông qua việc mua sắm các sản phẩm cao cấp hoặc thương hiệu nổi tiếng. Chính vì thể, bạn chỉ cần khen ngợi và “vuốt ve” cái tôi của họ. Sử dụng các câu tán tưởng để chạm vào sự kiêu hãnh của khách hàng. Có như vậy, doanh nghiệp mới có thể thuyết phục khách hàng mua sản phẩm một cách dễ dàng.

Khách hàng hách dịch

Khách hàng hách dịch thường có thái độ tiêu cực về sản phẩm và thường hay gắt gỏng với nhân viên. Điều bạn cần làm lúc này là bình tĩnh và nhún nhường khách hàng. Hãy giao tiếp thật khéo léo để tránh xảy ra mâu thuẫn giữa đôi bên.

Khách hàng hách dịch
Khách hàng hách dịch

Tâm lý tiết kiệm

Tâm lý này thường dành cho những khách hàng mua sắm trực tuyến. Cụ thể, họ tỏ ra dễ bị hấp dẫn bởi các chương trình khuyến mã và có xu hướng mua hàng nhiều hơn vào các dịp flashsale nhằm tiết kiệm chi phí. Vì thế, việc up sale và miễn phí vận chuyển cũng là một cách tuyệt vời giúp bạn tối ưu doanh thu nhanh chóng.

Khách hàng có kiến thức tốt

Những khách hàng này thường thích tìm hiểu kỹ thuật và chi tiết về sản phẩm hoặc dịch vụ trước khi mua sắm. Tuy nhiên, tệp người dùng này lại khá tự tin về sự am hiểu của bản thân nên hay nghi ngờ thông tin mà người bán cung cấp.

Khách hàng lịch sự

Loại khách hàng này coi trọng sự tôn trọng và lịch sự trong tương tác với thương hiệu. Họ thường mong đợi sự phục vụ chuyên nghiệp và thân thiện từ phía doanh nghiệp. Vì thế, bạn hãy thể hiện sự chân thành và nhiệt tình của mình để xây dựng lòng tin của khách hàng.

Khách hàng luôn đồng tình

Những khách hàng này có xu hướng đồng tình và ủng hộ các sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ đã biết và tin tưởng. Họ thường mua sắm dựa trên thương hiệu và sự đồng cảm với thông điệp của thương hiệu. Bên cạnh đó, tệp khách hàng này cũng thể hiện ý kiến khá trung lập và không bày tỏ rõ nhu cầu của mình. Do đó, nhân viên bán hàng sẽ khó tư vấn và không thể chốt đơn được.

Khách hàng luôn đắn đo

Loại khách hàng này thường mất thời gian suy nghĩ kỹ lưỡng trước khi quyết định mua sắm. Vì thế, hãy thôi thúc khách mua hàng bằng những chính sách giảm giá hấp dẫn chỉ trong một khoảng thời gian nhất định. Họ sẽ chốt đơn ngay.

Tâm lý khách hàng luôn đắn đo
Khách hàng luôn đắn đo

Cách khai thác tâm lý khách hàng hiệu quả

Xác định khách hàng mục tiêu

Việc đầu tiên là xác định rõ những sở thích và nhu cầu của khách hàng mục tiêu. Điều này giúp bạn hiểu rõ hơn về tâm lý của họ. Tạo nên các chiến lược tương tác phù hợp. Ví dụ, nếu bạn đang kinh doanh trong lĩnh vực thời trang. Bạn cần xác định liệu khách hàng của bạn là người thích mua sắm theo xu hướng mới hay họ tập trung vào sự thoải mái và chất lượng.

Nghiên cứu hành vi khách hàng

Dựa trên dữ liệu nghiên cứu hành vi khách hàng. Bạn có thể tạo ra những chiến dịch tiếp thị có độ nhạy bén hơn đối với tâm lý khách hàng. Ví dụ, nếu bạn thấy rằng khách hàng thường mua sắm vào cuối tuần. Bạn có thể thiết lập các chương trình khuyến mãi vào thời gian này để kích thích họ mua sắm hơn.

Nghiên cứu hành vi khách hàng
Nghiên cứu hành vi khách hàng

Phân tích tâm lý khách hàng bằng CRM

Hệ thống quản lý mối quan hệ khách hàng (CRM) có thể giúp bạn ghi chép thông tin về hành vi và tương tác của khách hàng. Dựa vào dữ liệu này, bạn có thể phân tích và hiểu rõ hơn về tâm lý khách hàng. Từ đó tạo ra chiến lược tương tác phù hợp hơn. Ví dụ, nếu bạn thấy một khách hàng thường xuyên tham gia các chương trình khuyến mãi. Bạn có thể gửi cho họ những thông tin mới về ưu đãi sớm hơn.

Phân tích tâm lý khách hàng bằng CRM
Phân tích tâm lý khách hàng bằng CRM

Nhấn mạnh lợi thế cạnh tranh

Bằng cách tập trung vào những lợi ích sản phẩm và tạo nên sự kết nối với tâm lý của khách hàng. Bạn có thể tạo ra sự hấp dẫn mạnh mẽ và thúc đẩy sự tương tác. Ví dụ, nếu bạn bán sản phẩm chăm sóc da tự nhiên. Bạn có thể nhấn mạnh việc sản phẩm không gây kích ứng và phù hợp với khách hàng quan tâm đến làn da.

Hội chứng vụt mất cơ hội (FOMO)

Sử dụng nguyên tắc “Fear of Missing Out” (FOMO) để tạo ra sự kích thích trong tâm lý khách hàng. Tạo ra cảm giác rằng họ sẽ bỏ lỡ cơ hội tốt nếu không tương tác hoặc mua sắm ngay. Ví dụ, thông báo rằng “Sản phẩm giảm giá chỉ trong 24 giờ tới, đừng bỏ lỡ!” sẽ kích thích sự tham gia nhanh chóng từ phía khách hàng

Lời kết

Hiểu rõ tâm lý khách hàng là gì đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng chiến lược tiếp thị và tương tác mục tiêu. Giúp tạo ra sự kết nối sâu sắc và đem lại hiệu suất tốt cho doanh nghiệp. Khi đáp ứng tốt nhu cầu và mong muốn của từng tệp khách hàng, bạn có thể xây dựng mối quan hệ trường tồn. Từ đó thúc đẩy sự phát triển của thương hiệu trong thị trường cạnh tranh khốc liệt như ngày nay.