Heatmap là một công cụ quan trọng trong lĩnh vực phân tích dữ liệu và thiết kế trải nghiệm người dùng. Biết cách sử dụng Heatmap sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về hành vi của người dùng, tối ưu hóa trải nghiệm và tăng khả năng chuyển đổi. Vậy Heatmap là gì? Cùng Marketing Agency dịch vụ seo tphcm tìm hiểu về loại bản đồ này qua bài viết dưới đây nhé!
Heatmap là gì?
Heatmap (bản đồ nhiệt) là một công cụ trực quan giúp hiển thị mức độ tập trung trên một khu vực cụ thể bằng cách sử dụng màu sắc. Heatmap là gì nó giúp người xem dễ dàng nhận biết sự biến đổi và xu hướng của dữ liệu trong một góc nhìn tổng thể. Hay nói một cách dễ hiểu hơn, Heatmap sẽ phân tích hành vi của người dùng trên website của bạn. Ví dụ như họ thích thú điều gì ở web, họ muốn bỏ qua thứ gì,…
Cách nhìn bản đồ Heatmap
Các màu sắc trên bản đồ sẽ biểu thị mức độ tập trung hoặc phân bố của dữ liệu:
- Vùng có màu sáng có sự tương tác cao: Các vùng có màu sáng, thường là các vùng màu đỏ, cam hoặc vàng. Biểu thị rằng có nhiều tương tác hoặc sự tập trung cao của người dùng tại đó.
- Vùng có màu tối có sự tương tác thấp: Các vùng có màu tối, thường là các vùng màu xanh lá cây hoặc xanh dương. Thể hiện rằng có ít tương tác từ người dùng.
Ví dụ, giả sử bạn có một trang web và bạn muốn biết vị trí mà người dùng thường tương tác nhiều nhất. Bạn sử dụng Heatmap để thể hiện các vùng trên trang web dựa trên mức độ tương tác của người dùng. Các vùng màu sáng như đỏ hoặc vàng thường là nơi mà người dùng tương tác nhiều. Trong khi các vùng màu tối như xanh lá cây hoặc xanh dương thường là nơi mà người dùng tương tác ít hơn.
Vì sao nên dùng Heatmap?
Sử dụng Heatmap là gì, người quản lý có thể nắm bắt thông tin quan trọng về cách người dùng tương tác với sản phẩm của họ. Điều này giúp họ hiểu rõ hơn về hành vi của người dùng, tối ưu hóa trải nghiệm và tăng tỷ lệ chuyển đổi. Heatmap là một công cụ hữu ích để định hình và cải thiện các khía cạnh quan trọng của trải nghiệm người dùng.
Tính năng của Heatmap là gì?
Một số tính năng nổi bật của heatmap đó là:
- Confetti heatmap: Hiển thị cách mà người dùng tương tác với trang Web.
- Form analytics: Giúp bạn biết được vì sao người dùng không điền Form đăng ký trên trang web.
- Track funnel: Theo dõi cách mà người dùng tương tác với Website thông qua các nguồn khác nhau.
- Traffic segmentation: Tính năng này giúp bạn phân loại lượng truy cập theo kênh, phân tích vị trí, lượt xem, công nghệ, hành vi,…
- Visitor poll, survey: Cho phép bạn tạo các công cụ bình chọn và thực hiện khảo sát trên website.
- Live chat: Cung cấp tính năng trò chuyện trực tiếp để tư vấn khách hàng, gia tăng tỷ lệ chốt đơn,…
- A/B testing: Hỗ trợ trong việc triển khai các chiến dịch marketing thông qua việc thử nghiệm và so sánh các phiên bản khác nhau.
Phân loại các Heatmap
Scroll Map
Scroll map là một loại Heatmap theo dõi sự cuộn trang web của người dùng. Nó thể hiện vùng mà người dùng thường dừng lại, tương tác hoặc ngừng cuộn trang. Các vùng màu sáng biểu thị các phần người dùng tập trung đọc hoặc xem, trong khi các vùng màu tối biểu thị các phần ít được xem hơn.
Click map
Click map sẽ cho bạn thấy vị trí nào sẽ được người dùng nhấp chuột nhiều nhất trên trang web. Nó giúp bạn hiểu rõ hơn về các khu vực hoặc phần tử trên trang mà người dùng quan tâm đến. Mã màu được sẽ được hiển thị theo trình tự như sau; Đỏ – nhiều nhất, Cam – trung bình, Vàng – thấp.
Move Map
Move Map giúp theo dõi chuyển động của con trỏ chuột của người dùng trên trang web. Nó thể hiện các đường đi của chuột và vùng mà người dùng thường di chuyển qua. Các vùng màu sáng biểu thị các đường di chuyển thường xuyên, còn các vùng màu tối biểu thị ít di chuyển hơn.
Hướng dẫn cài đặt Heatmap
Để cài đặt phần mềm heatmap lên website của mình. Bạn chỉ cần thực hiện theo trình tự sau:
Bước 1: Tìm nhà cung cấp dịch vụ Heatmap
Đầu tiên, tìm một nhà cung cấp dịch vụ Heatmap phù hợp với nhu cầu của bạn. Một số ví dụ phổ biến bao gồm Hotjar, Crazy Egg và Lucky Orange.
Bước 2: Đăng ký tài khoản dùng thử
Truy cập trang web của nhà cung cấp và đăng ký một tài khoản dùng thử hoặc mua gói dịch vụ tương ứng.
Bước 3: Xác nhận tài khoản đã đăng ký
Làm theo hướng dẫn để xác nhận và kích hoạt tài khoản sau khi đăng ký thành công.
Bước 4: Đăng nhập vào phần mềm:
Sử dụng thông tin đăng nhập của tài khoản để truy cập vào phần mềm hoặc dịch vụ Heatmap.
Bước 5: Lấy mã theo dõi website và phân tích dữ liệu
Sau khi đăng nhập, bạn sẽ được cung cấp mã theo dõi (tracking code) dạng JavaScript. Sao chép mã này và thêm chúng vào trang web của bạn. Bạn có thể chèn nó vào mã HTML hoặc thông qua hệ thống quản lý nội dung (CMS). Mã theo dõi này sẽ thu thập dữ liệu tương tác của người dùng.
Nên phân tích Heatmap cho những trang nào?
Các trang có hiệu suất tốt nhất
Phân tích Heatmap cho các trang có hiệu suất tốt giúp bạn xác định được những yếu tố đang hoạt động tốt và thu hút sự tương tác của người dùng. Từ đó dễ dàng áp dụng chúng cho các trang khác.
Trang chưa đúng kỳ vọng
Nếu một trang không đạt được mục tiêu hoặc không tương tác như mong đợi. Bạn có thể sử dụng Heatmap để xác định nguyên nhân vì sao tỷ lệ thoát trang lại tăng cao. Nhờ heatmap, bạn sẽ thấy được những phần mà người dùng thường bỏ qua hoặc không tương tác. Từ đó thực hiện điều chỉnh để cải thiện hiệu suất của trang đó.
Phân tích Homepage và Landing page
Các trang chủ và trang đích thường là những trang quan trọng nhất trong việc chuyển đổi người dùng thành khách hàng. Bằng cách phân tích Heatmap cho những trang này, bạn có thể hiểu rõ hơn về cách người dùng tương tác với các phần tử trên trang. Từ đó tối ưu hóa giao diện và nội dung để tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Các trang mới
Khi bạn ra mắt các trang mới hoặc thay đổi giao diện của trang web. Heatmap là gì sẽ giúp bạn theo dõi cách người dùng tương tác với những thay đổi này. Bạn có thể xem liệu các thay đổi đó có tạo ra sự tương tác tốt hơn hay không và tùy chỉnh dựa trên dữ liệu thực tế.
Top 3 Heatmap tool tốt nhất cho Website WordPress bạn có thể tham khảo
Crazy Egg
Giá thành của Crazy Egg hiện nay ở mức 9 đô/tháng cho nguồn dữ liệu 10.000 người dùng và 10 trang web đang hoạt động. Gói Plus 49 đô/tháng sẽ bao gồm xử lý dữ liệu đến từ 100,000 người dùng web, 50 trang web đang hoạt động.
Lucky Orange
Lucky Orange cho phép theo dõi và phân tích form, chuyển đổi, lượt người dùng web và khung chat live. Giá khởi điểm của Lucky Orange là $10/tháng cho 25.000 lượt xem cho một website.
Heatmap.me:
Heatmap.me cho phép dùng thử hoàn toàn miễn phí bao gồm 5 trang trong cùng 1 website. Giá thành của Heatmap.me ở mức $100/tháng không giới hạn số trang trong 1 website.
Mẹo khi dùng Heatmap là gì?
Sử dụng heatmap không quá phức tạp, nhưng đối với một số người mới bắt đầu có thể gặp phải một số khó khăn. Dưới đây là một số mẹo giúp bạn sử dụng bản đồ nhiệt dễ dàng và hiệu quả.
Thay đổi CTA quảng cáo
CTA ảnh hưởng lớn đến lượt nhấp chuột từ người dùng. Do đó bạn cần đo lường vị trí mà người dùng tương tác nhiều nhất trên Website để tối ưu hóa vị trí của CTA quảng cáo.
Viết ít và dùng nhiều media làm điểm nhấn
Mẫu quảng cáo quá dài hoặc quá nhiều chữ sẽ khiến người đọc cảm thấy chán và bỏ qua. Người dùng không đủ kiên nhẫn để đọc chữ nên họ chỉ cần khoảng 3 – 5s để lướt qua. Vì thế, bạn cần rút ngắn chữ và sử dụng quảng cáo dạng media để thu hút người dùng.
Biết chính xác nội dung người đọc thích nhất
Bằng cách phân tích các biểu đồ Heatmap là gì, bạn có thể xác định chính xác các loại nội dung mà người đọc thích nhất và tương tác nhiều nhất. Dựa trên thông tin này, bạn có thể tạo ra nội dung tương tự hoặc điều chỉnh nội dung hiện tại để đáp ứng nhu cầu của họ.
Thay đổi vị trí quảng cáo, banner
Heatmap cho phép bạn xem các vùng mà người dùng tương tác nhiều nhất. Bằng cách thay đổi vị trí của quảng cáo, banner hoặc các phần tử quan trọng khác đến những vị trí này. Bạn có thể tăng cơ hội tương tác của người dùng và tối ưu hóa hiệu suất của chúng.
Lời kết
Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn Heatmap là gì. Từ đó áp dụng Heatmap một cách hiệu quả để nâng cao trải nghiệm người dùng cũng như tăng tỷ lệ chuyển đổi. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với Marketing Agency để được giải đáp nhé!
Bài viết cùng chủ đề:
-
SEO local vs global: Cách phân biệt và triển khai hiệu quả sau thay đổi từ Google
-
SEO không lên top vì… chủ web đăng bài sai cách mỗi ngày
-
Nếu bạn là CEO, bạn nên hiểu SEO ở mức nào!?
-
SEO 2025: Đổi mới cách tiếp cận, không còn chỉ là backlink thủ công
-
Google phát hành bản cập nhật spam tháng 6 năm 2024
-
Nên SEO Từ Khóa Có Dấu Hay Không Dấu Tốt Hơn?
-
Cách sử dụng Google Keyword Planner hiệu quả
-
Cách SEO Facebook Hiệu Quả Lên Top: Hướng Dẫn Chi Tiết
-
Cấu Trúc Website Là Gì? Cấu Trúc Website Chuẩn SEO gồm những gì?
-
Google PageSpeed Insights: Công Cụ Tối Ưu Hóa Hiệu Suất Website
-
Top 7 công cụ nghiên cứu từ khoá phổ biến hiện nay
-
Hướng dẫn nghiên cứu từ khóa SEO hiệu quả