Ảnh hưởng của quảng cáo đến hành vi mua sắm của người tiêu dùng
Quảng cáo là một phần quan trọng của kế hoạch tiếp thị nhằm nâng cao nhận thức và ảnh hưởng đến hành vi mua hàng của người tiêu dùng. Trong bài học này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về tầm quan trọng của quảng cáo, đặc biệt là đối với các công ty mới thành lập, tác động của quảng cáo đối với thị phần của công ty và điều này ảnh hưởng đến ngân sách tiếp thị như thế nào.
Quảng cáo
Trước tiên chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu cách quảng cáo ảnh hưởng đến hành vi mua hàng của người tiêu dùng và những tác động sâu rộng của nó trong việc định hình cái nhìn của người tiêu dùng về một số sản phẩm nhất định.
Bạn có biết rằng trẻ em ở Mỹ trung bình xem hơn 40.000 quảng cáo thương mại mỗi năm? Đó thật sự là một con số khổng lồ. Một số công ty như Procter & Gamble, AT&T và Time Warner chi gần 4 tỷ đô la mỗi năm cho quảng cáo ở Hoa Kỳ. Quảng cáo là sự truyền thông đại chúng một chiều, không mang tính cá nhân về sản phẩm hoặc dịch vụ được nhà tiếp thị trả tiền.
Quảng cáo, quan hệ công chúng (PR), xúc tiến bán hàng (sales promotion) và bán hàng cá nhân (personal selling) đều là những phần thiết yếu của chiến lược xúc tiến hỗn hợp của một kế hoạch tiếp thị. Quảng cáo ở khắp mọi nơi và tiếp cận người tiêu dùng cả ngày, 24/7! Số tiền các công ty chi cho quảng cáo là vô cùng lớn. Ví dụ, các công ty dược phẩm chi gấp đôi cho quảng cáo so với chi tiêu cho nghiên cứu thực tế! Các công ty chi tiêu nhiều nhất cho quảng cáo sẽ là ngành công nghiệp đồ chơi và gaming. Quảng cáo cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển doanh số và thị phần.
Quảng cáo và Thị phần
Nhìn chung, hầu hết các công ty đều bỏ ra một số tiền khổng lồ cho quảng cáo để duy trì thị phần của mình. Giả sử Ninja Corp sở hữu 52% thị trường, và liên tục bị đe dọa bởi các đối thủ cạnh tranh. Để cho Ninja Corp và các sản phẩm của công ty luôn trong tâm trí người tiêu dùng, họ cần sử dụng quảng cáo như những công cụ nhắc nhở. Nếu không, các đối thủ sẽ chiếm lấy một phần trong con số 52% thị phần này và doanh số bán hàng. Đối thủ của Ninja Corp là Martial Arts Incorporated và Musclebound University Incorporated. Cả hai đều chỉ có thị phần khoảng 15%.
Thông thường, các công ty mới hoặc chiếm ít thị phần phải chi một số tiền lớn hơn cho quảng cáo so với các đối thủ cạnh tranh. Nguyên nhân sâu xa cho điều này là do một hiện tượng gọi là chức năng phản hồi của quảng cáo (advertising response function). Hiện tượng này xảy ra khi chi tiêu cho quảng cáo làm tăng doanh số bán hàng và gia tăng thị phần đến một mức nhất định thì doanh số bán hàng sẽ bị sụt giảm do lợi nhuận giảm dần.
Cho nên Ninja Corp chi một khoản tiền không quá nhiều cho quảng cáo để nhắc nhở khách hàng. Trong khi đó, các đối thủ cạnh tranh có quy mô nhỏ hơn phải bỏ ra một số tiền cực kỳ lớn để có được kết quả bán hàng tốt. Martial Arts Incorporated và Musclebound University Incorporated đều có ngân sách quảng cáo lớn để nâng cao nhận thức, doanh số bán hàng cũng như thị phần. Musclebound University Incorporated có ngân sách quảng cáo lớn nhất trong ba công ty bởi vì nó là một thương hiệu mới. Dựa theo hiện tượng Advertising Response Function, các sản phẩm mới cần đầu tư nhiều vào ngân sách quảng cáo để duy trì sự tiếp xúc với thị trường mục tiêu và kích thích người dùng mua hàng.
Những tác dụng khác của quảng cáo lên người tiêu dùng
Bạn có nhận ra câu slogan nào dưới đây không?
“Great taste, less filling” (Hương vị tuyệt hảo, không no hơi)
“Good to the last drop” (Thơm ngon đến giọt cuối cùng)
Những khẩu hiệu này được đưa vào danh sách mười slogan quảng cáo hay nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.
Quảng cáo có tác dụng to lớn đối với cuộc sống hàng ngày của người tiêu dùng. Việc liên tục “bắn” các thông điệp quảng điệp có ảnh hưởng đến cách người dùng ăn, uống, giải trí, lái xe…. Sức mạnh của quảng cáo trong xã hội lớn đến mức nó làm ta biết được người dân sẽ bầu ai làm tổng thống hay người tiêu dùng sẽ uống loại thuốc gì.
Tuy nhiên, tác động lớn nhất của quảng cáo đến người tiêu dùng là quảng cáo có thể làm người tiêu dùng thay đổi cái nhìn tiêu cực về sản phẩm thành tích cực và ngược lại. Ví dụ, trong ấn tượng của người tiêu dùng, Ninja Corp là một công ty nghiêm khắc và sản phẩm của Ninja Corp là các khóa học. Giám đốc tiếp thị đã quyết định đưa một chú chó Doberman vào quảng cáo để cho các bậc cha mẹ thấy rằng con cái của họ có thể nhỏ bé nhưng rất mạnh mẽ. Lúc đầu, thông điệp này bị các bậc phụ huynh phớt lờ, nhưng sau đó chiến dịch đã thành công trong việc làm cho con của họ quan tâm đến chương trình võ thuật cho trẻ em.
Ngoài ra, quảng cáo cũng có thể giúp người tiêu dùng biết được các đặc tính của sản phẩm. Ví dụ: một quảng cáo truyền hình về bim bim có thể tập trung vào các thành phần tốt cho sức khỏe của trẻ em, và khiến người tiêu dùng có cái nhìn khác về đồ ăn vặt.
Tóm lại
Nhìn chung, quảng cáo là một khoản đầu tư lớn của nhiều doanh nghiệp. Các công ty đã nổi tiếng, với một thị phần đáng kể có thể hạn chế ngân sách cho quảng cáo. Trong khi các thương hiệu mới bước vào thị trường, hoặc có thị phần nhỏ hơn, cần phải đầu tư nhiều vào ngân sách quảng cáo. Lý do cho điều này là để nâng cao nhận thức của người tiêu dùng, để duy trì sự tiếp xúc và tăng doanh số bán hàng.
Theo Jennifer Lombardo
Bài viết cùng chủ đề:
-
Nên chạy quảng cáo facebook vào khung giờ nào?
-
Tìm hiểu các loại phễu marketing hiệu quả trong kinh doanh
-
Chiến lược 7P trong marketing du lịch gồm những gì?
-
Cách sử dụng Google Keyword Planner hiệu quả
-
Cách SEO Facebook Hiệu Quả Lên Top: Hướng Dẫn Chi Tiết
-
Google PageSpeed Insights: Công Cụ Tối Ưu Hóa Hiệu Suất Website