Tại thị trường Việt Nam, Facebook đang là mạng xã hội được nhiều người yêu thích, thu hút một lượng lớn người sử dụng. Điều này đồng nghĩa với việc các khách hàng tiềm năng của bạn rất có thể cũng đang có mặt trên nền tảng này và họ cũng đang tìm kiếm các doanh nghiệp để mua hàng. Tuy nhiên, thị trường càng rộng lớn lại càng đòi hỏi bạn phải có một chiến lược tiếp cận thích hợp hơn. Cùng tham khảo kế hoạch Marketing Facebook mẫu sau.
1. Xác định đối tượng khách hàng
Để thu hút khách hàng một cách hiệu quả, trước tiên bạn phải hiểu đối tượng mà bạn chuẩn bị hướng tới. Hãy tìm hiểu đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn là ai bằng cách tự hỏi những câu hỏi sau:
- Đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn bao nhiêu tuổi?
- Họ đang sống ở đâu?
- Họ làm những công việc gì?
- Những thách thức, trở ngại, nỗi sợ trong cuộc sống của họ là gì?
- Thời gian và cách thức họ sử dụng Facebook là gì?
Đồng thời, để tìm hiểu khách hàng mục tiêu của bạn có đang thực sự hoạt động trên Facebook hay không, bạn nên tìm hiểu nhóm nhân khẩu học chung của người dùng Facebook. Sau đó, khi bạn đã biết nhóm người nào đang thực sự sử dụng nền tảng và khách hàng của bạn có nằm trong số đó hay không.
2. Đặt mục tiêu
Bước tiếp theo trong kế hoạch Marketing mẫu là đặt mục tiêu cho toàn bộ chiến dịch. Việc có mục tiêu rõ ràng sẽ cho bạn biết như thế nào là một chiến dịch marketing thành công đối với thương hiệu bạn.
Để đặt mục tiêu thì đầu tiên bạn cần quyết định những gì muốn đạt được sau chiến dịch. Sau đó, cụ thể hóa thành các thành các mục tiêu cụ thể, có thể đo lường được. Chẳng hạn, bạn có thể đặt các mục tiêu là:
- Tăng độ nhận diện thương hiệu
- Tăng doanh số
- Tăng số lượng người theo dõi
- Tăng chuyển đổi trên trang facebook
Và sau đó, cụ thể hóa các mục tiêu trên thành các con số cụ thể có thể đo lường được. Ví dụ như tăng 10.000 người theo dõi trang Facebook hoặc tiếp cận được 70.000 người chẳng hạn.
Một mục tiêu càng rõ ràng và gắn liền với các mục tiêu kinh doanh càng góp phần giúp kế hoạch marketing trên Facebook được hiệu quả. Bạn có thể sử dụng khung thiết lập mục tiêu được nhiều người sử dụng như mục tiêu SMART hoặc khung mục tiêu OKR để đặt mục tiêu hiệu quả.
3. Lập kế hoạch kết hợp nội dung của bạn
Bạn đã có đối tượng mục tiêu của mình và biết mục tiêu cụ thể muốn đạt được là gì. Bây giờ là lúc để lên kế hoạch nội dung cho các bài viết mà bạn sẽ đăng tải trên facebook.
Tất nhiên là nội dung của bạn, các bài post, chia sẻ, quảng cáo đều cần hướng tới việc hoàn thành mục tiêu đặt ra. Tuy nhiên, bạn không nên làm điều này quá lộ liễu. Một phần là bởi vì Facebook rất hạn chế những nội dung chỉ quảng bá cho doanh nghiệp mà không đem lại giá trị cho người dùng, một phần là do khách hàng của bạn sẽ không thích những nội dung chỉ thuần quảng cáo.
Chính vì thế, khi lên kế hoạch nội dung, bạn nên nhớ rằng không nên chỉ hướng nội dung để ca ngợi thương hiệu mình mà cần phải cung cấp các giá trị và xây dựng một mối gắn kết với người theo dõi bạn. Chỉ khi người dùng cảm thấy cởi mở hơn với nội dung của bạn thì khi đó họ mới dễ dàng tin tưởng vào thương hiệu bạn và các sản phẩm mà bạn mang đến.
Hãy thử áp dụng quy tắc 80-20 để xác định nội dung nào mà bạn nên đăng tải. Khi áp dụng quy tắc này, bạn sẽ sử dụng 80% nội dung để đem lại các nội dung cung cấp thông tin có giá trị với người dùng, và dành 20% các bài đăng để nói về bản thân doanh nghiệp.
Ngoài quy tắc trên thì bạn cũng có thể áp dụng một quy tắc khác đó là quy tắc truyền thông xã hội một phần ba. Theo đó, bạn sẽ phân bổ nội dung như sau:
- ⅓ nội dung để chia sẻ các ý tưởng và câu chuyện
- ⅓ nội dung để tương tác với những người theo dõi
- ⅓ nội dung còn lại để quảng bá doanh nghiệp của bạn
Dù bạn áp dụng cách nào thì hãy cố gắn cân bằng giữa các nội dung có giá trị với các quảng cáo của doanh nghiệp. Không nên để người dùng cảm thấy rằng bạn chỉ đang cố “kiếm chác” từ họ.
Sau khi bạn đã quyết định được nên đăng cái gì, thì bạn cần lập một bảng kế hoạch cho các nội dung sẽ đăng tải. Hãy sắp xếp chúng theo thứ tự thời gian, quản lý nội dung và quyết định thời điểm nào nên đăng bài và lịch trình đăng cụ thể. Đồng thời, hãy đảm bảo rằng các nội dung đăng tải luôn nhất quán và phù hợp với sứ mệnh thương hiệu.
4. Tối ưu hóa trang để thu hút người theo dõi
Dù mục tiêu marketing của bạn trên Facebook là gì thì vẫn sẽ rất khó để đạt được mục tiêu đó nếu không ai biết trang Facebook của bạn tồn tại. Đó là lý do tại sao bạn cần thu hút mọi người đến trang của bạn ngay từ đầu và thúc đẩy họ tương tác.
Hãy dành thời gian để tối ưu lại trang của bạn khiến cho nó trông đẹp hơn và đầy đủ thông tin hơn. Đó là một cách để giúp mọi người dễ dàng tìm thấy Trang Doanh nghiệp trên Facebook của bạn.
Đầu tiên, bạn có thể tối ưu lượt theo dõi trang thông qua các quảng cáo chéo. Hãy giúp những người đã tương tác với bạn trên các nền tảng khác tìm thấy bạn trên Facebook bằng cách liên kết với Trang của bạn bằng cách kết hợp các nút “like” và “share” Facebook trên trang web hoặc blog của bạn.
Ngoài ra, để có được những lượt xem, thích và theo dõi thì bạn nên tạo ra các nội dung có khả năng chia sẻ cao. Đồng thời, xây dựng sự tương tác nếu bạn mong muốn có người theo dõi mình. Khả năng phản hồi khách hàng là một thuộc tính được đánh giá rất cao nên bạn hãy tích cực tham gia vào các trò chuyện, trả lời các tin nhắn, nhận xét, câu hỏi và cập nhật nội dung mới cho trang.
Bên cạnh đó, bạn nên lên lịch kiểm tra thường xuyên Trang Facebook của mình để cập nhật nội dung mới và xóa các nội dung lỗi thời. Điền đầy đủ thông tin và chính xác phần giới thiệu.
5. Sử dụng các công cụ của Facebook
Sau khi đã tối ưu trang Facebook của doanh nghiệp, bạn cũng có thể sử dụng một số công cụ để hỗ trợ sắp xếp, quản lý và đăng tải nội dung tốt hơn.
Business Manager
Bạn có thể sử dụng Business Manager để làm việc một cách hiệu quả hơn. Đây là công cụ cho phép bạn quản lý các bài đăng Facebook mà không cần phải trả phí. Nó cũng cho phép bạn phối hợp nhịp nhàng với các quản trị viên khác.
Các nhóm Facebook
Nhóm là một công cụ tuyệt vời khác mà bạn có thể sử dụng để thúc đẩy mức độ tương tác. Đó là không gian trực tuyến để mọi người chia sẻ thông tin và ý tưởng…Thông qua các hội nhóm, bạn có thể chia sẻ các kiến thức chuyên môn của mình và cung cấp giá trị gia tăng cho họ hoặc các nội dung ưu đãi đặc biệt chỉ dành cho “thành viên”. Đây là một cách tuyệt vời giúp bạn xây dựng được lòng tin và sự trung thành từ phía khách hàng.
Facebook Messenger
Trung bình, người dùng Facebook trao đổi với các doanh nghiệp khoảng 20 tỷ tin nhắn vào mỗi tháng. Nếu bạn không có mặt để trò chuyện với khách hàng của mình thông qua nền tảng này, bạn có thể đang bỏ lỡ cơ hội kết nối với họ. Nghiên cứu của Facebook chỉ ra rằng người dùng mong muốn doanh nghiệp hồi họ nhanh chóng. Người dùng Facebook cho biết rằng họ sẽ chỉ đợi tối đa 10 phút để nhận phản hồi từ doanh nghiệp trước khi chuyển sang một thương hiệu khác.
Hãy sử dụng công cụ chatbots kết hợp với Facebook Messenger để phản hồi tự động và trợ giúp khách hàng kịp thời.
6. Kết hợp giữa quảng cáo Facebook và pixel Facebook
Thuật toán Facebook rất ưu tiên các bài đăng từ bạn bè và gia đình của người dùng. Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp và thương hiệu đôi khi không thể nổi bật trong news feed của khách hàng mục tiêu. Dù vậy, bạn vẫn có thể mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng bằng cách sử dụng tính năng quảng cáo trên Facebook.
Cũng giống như quảng cáo truyền thống, quảng cáo Facebook là nội dung bạn trả tiền để xuất hiện trước một số đối tượng mục tiêu cụ thể. Nhờ đó mà thương hiệu của bạn sẽ tăng được mức độ hiển thị, tương tác và tăng lượng truy cập.
Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng Pixel Facebook để hỗ trợ cho việc tiếp cận khách hàng hiệu quả hơn. Pixel Facebook là một đoạn mã mà bạn đặt trên trang của mình để:
- Theo dõi chuyển đổi từ Facebook
- Tiếp thị lại cho những người đã truy cập trang của bạn
- Xây dựng đối tượng mục tiêu để hướng đến quảng cáo trong tương lai
Ngay sau khi bạn đặt đoạn mã này trên trang của mình, pixel sẽ bắt đầu thu thập dữ liệu. Nhờ đó, bất cứ khi nào bạn sẵn sàng quảng cáo thì bạn sẽ có sẵn các thông tin hữu ích.
7. Đo lường hiệu quả chiến dịch marketing trên Facebook
Bước cuối cùng trong kế hoạch marketing mẫu này chính là đo lường sự thành công của cả chiến dịch.
Việc theo dõi và đo lường là điều cần thiết, giúp bạn có thể biết chiến dịch có thành công hoặc phần nào bạn đã làm tốt còn phần nào không. Nhờ đó, bạn có thể tìm hiểu, chỉnh sửa để cải thiện chúng.
Như vậy, chúng ta đã tìm hiểu một kế hoạch marketing Facebook mẫu là như thế nào. Hy vọng rằng các thông tin và hướng dẫn mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp ích cho bạn trong việc xây dựng kế hoạch marketing hiệu quả cho doanh nghiệp của bạn.
Bài viết cùng chủ đề:
-
Nên chạy quảng cáo facebook vào khung giờ nào?
-
Tìm hiểu các loại phễu marketing hiệu quả trong kinh doanh
-
Chiến lược 7P trong marketing du lịch gồm những gì?
-
Cách sử dụng Google Keyword Planner hiệu quả
-
Cách SEO Facebook Hiệu Quả Lên Top: Hướng Dẫn Chi Tiết
-
Google PageSpeed Insights: Công Cụ Tối Ưu Hóa Hiệu Suất Website