Trong thời đại kỹ thuật số như ngày nay, quảng cáo trực tuyến đã trở nên vô cùng quan trọng cho sự phát triển và thành công của doanh nghiệp. Tuy nhiên, với nhiều hình thức quảng cáo đã khiến cho người dùng bối rối vì không biết nên chạy quảng cáo Google Ads hay Facebook Ads? Điều này không chỉ đòi hỏi sự hiểu biết về cả hai nền tảng quảng cáo. Mà chúng còn yêu cầu đánh giá kỹ lưỡng về mục tiêu kinh doanh và đối tượng mục tiêu của bạn.
Khái niệm
Google Ads là gì?
Google Ads (Google AdWords) là một dịch vụ quảng cáo trực tuyến do Google cung cấp. Đây là một nền tảng quảng cáo trả tiền mà doanh nghiệp và cá nhân có thể sử dụng để hiển thị quảng cáo của họ trên SERP, trang web đối tác của Google,…Google Ads cho phép người quảng cáo tạo ra các chiến dịch quảng cáo dựa trên từ khóa tìm kiếm. Khi người dùng truy vấn các từ khóa này trên Google. Quảng cáo của họ có thể xuất hiện ở đầu hoặc phía trên kết quả tìm kiếm tự nhiên.
Mô hình quảng cáo trên Google Ads thường dựa trên CPC (Chi phí mỗi lần nhấp chuột), CPM (Chi phí mỗi 1000 lượt hiển thị) hoặc lượt chuyển đổi. Điều này có nghĩa là bạn chỉ phải trả tiền khi người dùng nhấp vào quảng cáo của bạn. Hoặc khi quảng cáo của bạn được hiển thị đủ lần theo mô hình CPM.
Xem thêm: Hướng dẫn tối ưu từ khóa lên Top google
Các hình thức quảng cáo của Google
- Quảng cáo Google Tìm kiếm – Hình thức quảng cáo khi người dùng tìm kiếm trên Google
- Quảng cáo Google GDN – Hình thức quảng cáo Banner thường xuất hiện trên các website có liên kết với Google
- Quảng cáo Google Shopping
- Quảng cáo Youtube – Loại hình quảng cáo Video trên nền tảng video Youtube thông qua tài khoản quảng cáo Google
Facebook Ads
Facebook Ads là một dịch vụ quảng cáo trực tuyến do Facebook cung cấp. Đây là một nền tảng quảng cáo mạng xã hội cho phép người quảng cáo tạo và hiển thị quảng cáo trên trang web và ứng dụng di động của Facebook. Cũng như trên một số ứng dụng và trang web đối tác của Facebook. Mọi quảng cáo được hiển thị trên Facebook đều sẽ được tính phí dựa trên cơ chế lượt hiển thị (CPM).
Không giống như Adwords hoạt động dựa trên từ khóa. Facebook Ads giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng thông qua sở thích và hành vi của họ khi sử dụng mạng xã hội. Facebook thu thập dữ liệu người dùng qua trang (hoặc chủ đề) bạn thích, giới tính, tuổi tác, vị trí, sở thích. Những dữ liệu này cung cấp insight cho các nhà quảng cáo khoanh vùng khách hàng mục tiêu dễ dàng và chính xác hơn. Từ đó đưa quảng cáo đến đúng đối tượng thích hợp.
Điểm mạnh của Google Ads và Facebook Ads
Điểm mạnh của quảng cáo Google
Google được xem là “mảnh đất màu mỡ” trong quảng cáo trực tuyến. Với hơn 3,5 tỷ truy vấn tìm kiếm mỗi ngày. Google đã cung cấp cho các nhà quảng cáo quyền tiếp cận đối tượng tiềm năng. Dưới đây là một số điểm mạnh của quảng cáo Google:
Đối tượng bao la
Với hàng tỷ truy vấn tìm kiếm được thực hiện hàng ngày trên Google, bạn có thể tiếp cận một lượng khách hàng tiềm năng lớn. Có thể nói, không có công cụ tìm kiếm nào có thể cung cấp đối tượng tiềm năng rộng lớn như Google. Với khả năng tiếp cận như vậy đã giúp Google trở thành một sự bổ sung tuyệt vời cho chiến lược tiếp thị kỹ thuật số. Google Ads cho phép bạn hiển thị quảng cáo của mình khi người dùng tìm kiếm các từ khóa liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
Một sân chơi bình đẳng
Google Ads không ưu tiên các doanh nghiệp lớn hơn hay các doanh nghiệp nhỏ. Bất kỳ ai cũng có thể tham gia và chạy quảng cáo trên nền tảng này. Một trong những quan niệm sai lầm của những người mới tham gia quảng cáo Google Ads là bất cứ ai có ngân sách quảng cáo lớn sẽ được giành chiến thắng tại Quảng cáo Google. Nhưng thật may mắn, quảng cáo Google Ads tập trung chủ yếu vào chất lượng cũng như mức độ liên quan của quảng cáo. Hoàn toàn không phải số tiền mà các nhà quảng cáo chi tiêu. Một sân chơi bình đẳng phải không nào?
Đa dạng về hình thức quảng cáo
Google cung cấp nhiều loại quảng cáo khác nhau, bao gồm quảng cáo văn bản, hình ảnh, video, cuộc gọi, hiển thị trên các trang web đối tác và nhiều tùy chọn khác. Điều này cho phép bạn tùy chỉnh chiến dịch quảng cáo của mình để phù hợp với mục tiêu tiếp thị cụ thể của bạn.
Điểm mạnh của Facebook Ads
Facebook Ads ngày nay đang được xem là nền tảng quảng cáo mạng xã hội lớn nhất thế giới. Dưới đây là một số điểm mạnh của quảng cáo Facebook:
Độ chi tiết về đối tượng
Facebook Ads cho phép bạn tùy chỉnh một loạt thông số đối tượng, bao gồm độ tuổi, giới tính, sở thích, vị trí địa lý và nhiều thông tin cá nhân khác. Điều này giúp bạn tiếp cận chính xác đối tượng mà bạn muốn tiếp thị.
Một nền tảng trực quan
Giao diện của Facebook Ads rất trực quan và dễ sử dụng. Bạn có thể tạo và tùy chỉnh quảng cáo một cách dễ dàng, xem và phân tích kết quả quảng cáo trong thời gian thực. Từ đó, điều chỉnh chiến dịch của mình một cách linh hoạt.
ROI cao
Bằng cách tùy chỉnh đối tượng tiếp thị và sử dụng các công cụ phân tích. Bạn có thể tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo của mình để đảm bảo hiệu suất tốt nhất. Khi được thực hiện đúng cách, Facebook Ads có thể mang lại ROI cao, tức là mức lợi nhuận đầu tư so với số tiền bạn bỏ ra là khá cao.
So sánh quảng cáo Google và Facebook
Trước khi quyết định nên chạy quảng cáo Google Ads hay Facebook Ads. Bạn cần biết mỗi nền tảng hiệu quả trong từng trường hợp nào.
Tiêu chí | Google Ads | Facebook Ads |
Mục tiêu chiến dịch | Cần bán hàng hoặc chuyển đổi ngay. Rất phù hợp cho các doanh nghiệp muốn tiếp cận người dùng đã có ý định mua hàng. |
Phù hợp cho việc xây dựng nhận thức thương hiệu và mở rộng tệp khách hàng dựa trên thông tin cá nhân và sở thích. |
Cách hoạt động | Tiếp cận target khách hàng dựa trên từ khóa họ sử dụng khi truy vấn | Tiếp cận khách hàng thông qua vị trí địa lý, hành vi, sở thích, đặc điểm,… |
Ngân sách quảng cáo | Có mức giá CPC cao hơn đối với một số ngành công nghiệp cạnh tranh. Việc quản lý ngân sách quảng cáo và đảm bảo đủ tài chính để cạnh tranh trên Google Ads có thể đòi hỏi nguồn tài chính lớn | Có mức giá CPC thấp hơn so với Google Ads. Điều này có nghĩa là bạn có thể tiếp cận nhiều đối tượng hơn với ngân sách nhỏ hơn |
Vị trí đặt quảng cáo | Google Search, Youtube, Google Play, Display Network,… | Facebook, Instagram, Messenger, Audience Network |
Giai đoạn trong hành trình mua hàng | Thường được sử dụng cho các giai đoạn cuối trong hành trình của người mua. Khi họ đang tìm kiếm thông tin cụ thể về sản phẩm hoặc dịch vụ | Phù hợp cho việc xây dựng nhận thức và tiếp cận đối tượng mục tiêu ở các giai đoạn đầu trong hành trình của người mua. |
Đối thủ cạnh tranh | Cạnh tranh trên Google Ads tương đối khốc liệt trong nhiều lĩnh vực. | Facebook Ads thường ít cạnh tranh hơn. |
Nên chạy quảng cáo Google Ads hay Facebook Ads?
Vậy qua phân tích trên, chúng ta nên chạy quảng cáo Google Ads hay Facebook Ads? Cả Google Ads và Facebook Ads đều là những nền tảng quảng cáo trực tuyến vô cùng mạnh mẽ. Chúng phục vụ cho hầu hết mọi loại hình kinh doanh. Khi đánh giá điểm mạnh và so sánh hai quảng cáo. Rõ ràng chúng ta thấy rằng hai nền tảng nên được bổ sung hỗ trợ cho nhau thay vì đối nghịch. Adwords giúp bạn mở đường tìm ra khách hàng mới, còn Facebook dẫn đường khách hàng mới tìm đến bạn.
Do đó, không có câu trả lời hợp lý nào cho câu hỏi này. Để đưa ra quyết định tốt nhất, bạn nên xem xét cụ thể mục tiêu, ngân sách và đối tượng mục tiêu của bạn. Thay vì cố tìm cho ra câu trả lời nên quảng cáo Google Ads hay Facebook Ads. Các nhà làm quảng cáo nên tập trung vào những ưu điểm của cả hai quảng cáo để khai thác tối đa cơ hội của mình trên môi trường Internet.
Tham khảo: Dịch vụ Phòng Marketing thuê ngoài uy tín
Lời kết
Qua bài viết trên, Marketing Agency đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về hai loại quảng cáo trực tuyến. Nên chạy quảng cáo Google Ads hay Facebook Ads còn tùy thuộc vào mục tiêu và ngân sách của bạn. Hãy cân nhắc và đưa ra quyết định thông minh cho chiến lược tiếp thị của mình nhé!
Xem thêm:
Nguyên nhân và những cách khắc phục khi chạy facebook ads không có chuyển đổi.
Những kênh Seeding hiệu quả nhất 2023.
Những cách tối ưu quảng cáo tiktok mà các nhà bán hàng không cho bạn biết.
Bài viết cùng chủ đề:
-
Dịch vụ Digital Marketing tại Marketing Agency VN
-
Bí quyết để xây dựng kênh Youtube thu hút hàng triệu lượt xem
-
Xây dựng chiến dịch Email Marketing hiệu quả 2024
-
GDN là gì? Cách triển khai chiến dịch Google Display Network
-
S-Commerce và E-Commerce: Liệu doanh nghiệp có cần cả hai?
-
Social Commerce là gì? Bí quyết kinh doanh ở Social Commerce