Đánh giá thương hiệu là gì và quy trình đánh giá thế nào?

shape
shape
shape
shape
shape
shape
shape
shape
Đánh giá thương hiệu là gì

Thương hiệu là một yếu tố cực kỳ quan trọng với mỗi doanh nghiệp, không chỉ là cái tên được khách hàng, đối tác nhớ đến mà thông qua thương hiệu người ta còn có thể đánh giá một doanh nghiệp mạnh hay yếu. Vậy đánh giá thương hiệu là gì và cách thức để đánh giá ra sao?

Đánh giá thương hiệu được hiểu là gì

Nếu bạn đang sở hữu một thương hiệu, bạn có từng tự hỏi rằng thương hiệu của doanh nghiệp mình có vị thế ở đâu trên thị trường, và có những khác biệt, hơn kém ra sao so với đối thủ? Hay dấu ấn của thương hiệu trong lòng khách hàng hiện nay là gì, có đúng với định hướng của bạn hay chưa?

Đánh giá thương hiệu là gì
Đánh giá thương hiệu là gì

Sau một thời gian hoạt động, bạn cũng cần phải nghiên cứu xem cảm nhận của khách hàng giữa thương hiệu của bạn so với đối thủ khác nhau thế nào, thông điệp truyền tải đã đúng hay phù hợp với xu thế chung hay chưa.

Sau thời gian, thị trường sẽ có những thay đổi nhất định, những xu hướng mới nên hình ảnh doanh nghiệp có thể sẽ không còn phù hợp và theo kịp, điều này sẽ cản trở sự phát triển của doanh nghiệp. Kiểm tra, đánh giá liên tục mức độ phù hợp, kiểm soát quá trình phát triển thương hiệu sẽ giúp bạn có biện pháp điều chỉnh kịp thời và hữu hiệu.

Những công việc, quá trình nêu trên chính là một cách diễn giải rõ ràng nhất cho định nghĩa đánh giá thương hiệu là gì.

Quy trình đánh giá thương hiệu

Vậy, để nhận định đúng những yếu tố cần thiết thì quy trình đánh giá thương hiệu là gì và có tốn nhiều nguồn lực của doanh nghiệp hay không? Chúng ta sẽ có bốn bước quan trọng để có thể đánh giá sức khỏe của thương hiệu hiện tại đang ở tình trạng thế nào.

Bước 1: Đánh giá giá trị cốt lõi của doanh nghiệp

Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp tưởng chừng như là điều xa vời, điều lệ hình thức nhưng trong thực tế lại chi phối rất lớn đến phương hướng cũng như hoạt động thường ngày của doanh nghiệp. Nhà lãnh đạo cần xác định rõ các yếu tố này để làm nền tảng phát triển thương hiệu.

Các giá trị như tầm nhìn thương hiệu, sứ mệnh, tư tưởng kinh doanh hay trách nhiệm xã hội… sẽ góp phần truyền tải giá trị đến mọi khách hàng.

Bước 2: Đánh giá về bộ nhận diện thương hiệu hiện tại

Sau đó, sẽ cần tiến hành đánh giá về bộ phận nhận diện thương hiệu một cách kĩ càng. Bộ nhận diện thương hiệu không chỉ nằm ở logo, slogan mà sẽ còn là concept nào được lựa chọn, hình thức thể hiện ra sao…

Quy trình đánh giá thương hiệu
Quy trình đánh giá thương hiệu

Mọi thông điệp, giá trị cốt lõi cùng mục tiêu cần truyền tải đến khách hàng đều được thể hiện rõ ràng thông qua logo và concept được lựa chọn. Nên nếu logo hiện tại chưa đủ hoặc không còn phù hợp cho nhiệm vụ thì sẽ cần quá trình chỉnh sửa.

Bước 3: Đánh giá thương hiệu trong lòng khách hàng

Quá trình này sẽ cần một thời gian và phương thức phù hợp để triển khai và thu về được kết quả sát với thực tế. Điều bạn cần tìm hiểu là hình ảnh và hành vi thương hiệu có đang được ghi nhớ nhất quán trong tâm trí khách hàng hay không và mức độ cảm nhận ở mức nào.

Bước 4: Đánh giá chiến lược thương hiệu hiện tại

Thị trường luôn thay đổi nên chiến lược thương hiệu không còn phù hợp hoặc không còn đủ mạnh là lẽ bình thường. Doanh nghiệp cần đánh giá lại những mục đích, mục tiêu của chiến lược thương hiệu, cách thức triển khai qua đó đề ra đề ra phương pháp điều chỉnh hợp lý và kịp thời nếu cần.

Tầm quan trọng của việc đánh giá thương hiệu

Để xây dựng một thương hiệu có một chỗ đứng nhất định trên thị trường và trong lòng khách hàng không phải chuyện dễ dàng, đó là một quá trình nỗ lực của cả tập thể doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc đánh giá sức khỏe thương hiệu thế nào lại càng trở nên quan trọng.

Đánh giá thương hiệu cực kỳ quan trọng
Đánh giá thương hiệu cực kỳ quan trọng

Cụ thể thì tầm quan trọng của đánh giá thương hiệu là gì đối với một doanh nghiệp? Trước hết, quá trình này cho biết thương hiệu của bạn hiện có đang gặp vấn đề gì không, có hoạt động theo đúng với những kỳ vọng ban đầu hay không, từ đó có thể đánh giá được hiệu quả của chiến lược thương hiệu ban đầu.

Kế đến, quá trình đánh giá thương hiệu cũng giúp doanh nghiệp biết được rằng cần phải thay đổi gì về thương hiệu hiện tại trong bối cảnh thị trường ngày càng phát triển, và nếu thay đổi thì sẽ thay đổi ở đâu, và thay đổi như thế nào.

Ngoài ra, đây cũng là nền tảng để chủ doanh nghiệp xác định rằng với những chiến lược phát triển kinh doanh mới, thì chiến lược thương hiệu hiện tại có còn phù hợp không, hay sẽ gặp trở ngại thế nào, từ đó có thể hoạch định một chiến lược mới hoặc điều chỉnh cho phù hợp để doanh nghiệp phát triển đúng hướng.

Kết luận

Không chỉ cần biết rõ về đánh giá thương hiệu là gì, các doanh nghiệp cũng cần thực hiện đánh giá doanh nghiệp liên tục và kịp thời để có thể có được một thương hiệu mạnh, đúng với định hướng và chiến lược phát triển chung của công ty.