S-Commerce và E-Commerce là hai hình thức kinh doanh trực tuyến phổ biến nhất hiện nay. Mỗi loại đều có những lợi ích nổi bật và hạn chế riêng. Vậy doanh nghiệp nên sử dụng hình thức kinh doanh nào để mang lại lợi nhuận cao? Bài viết dưới đây Marketig Agency sẽ cho bạn biết nên tiếp tục với E-commerce truyền thống hay thử sức với S-Commerce nhé!
Social Commerce là gì?
Social Commerce là một loại hình thương mại điện tử sử dụng mạng xã hội để mua bán sản phẩm hoặc dịch vụ. Thay vì chỉ đơn thuần là các trang web hoặc ứng dụng thương mại điện tử truyền thống, Social Commerce cho phép người dùng thực hiện các hoạt động mua sắm trực tiếp trên các trang mạng xã hội.
Trong mô hình Social Commerce, các hoạt động quảng cáo và mua sắm có thể diễn ra trên các trang Tiktok, Facebook, Instagram. Điều này cho phép người dùng tương tác với sản phẩm và thảo luận về chúng. Hiện nay, với hơn 60 triệu người dân sử dụng dụng mạng xã hội, S-Commerce sẽ là cơ hội mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần nắm bắt để mở rộng thị trường, tăng nhanh doanh số.
Đâu là nền tảng Social Commerce tốt nhất thị trường Việt Nam?
TikTok đã trở thành một nền tảng Social Commerce đầy tiềm năng tại Việt Nam. Với hơn 1 tỷ người dùng hoạt động mỗi tháng, TikTok đã nhanh chóng phát triển và thành công trong mảng Influencer marketing với sự bùng nổ video ngắn. Mạng lớn KOL, KOC, Tiktoker hoạt động sôi nổi đã giúp nhiều thương hiệu tiếp cận khách hàng một cách dễ dàng hơn.
Gần đây nhất, Tiktok đã cho ra mắt tính năng mua sắm trực tiếp trên nền tảng này. Giúp người dùng mua sắm trực tiếp từ video. Sự bùng nổ của TikTokShop chính là sự kết hợp hoàn hảo giữa tương tác xã hội, nội dung sáng tạo và thương mại điện tử. Đây không chỉ là một xu hướng mới mà còn là một bước tiến quan trọng trong hoạt động kinh doanh. TikTokShop đã và đang chứng minh sức mạnh của sự sáng tạo của mình trong thời đại 4.0.
E-Commerce là gì?
E-Commerce (thương mại điện tử) là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả việc thực hiện các hoạt động mua sắm, trao đổi sản phẩm qua Internet. Trong E-Commerce, các giao dịch kinh doanh không cần phải diễn ra trực tiếp, mà thường được thực hiện thông qua các hình ảnh mà người bán cung cấp. Các nền tảng E-Commerce phổ biến như Amazon, eBay, Alibaba, Shopee, Lazada, Tiki,…cho phép người tiêu dùng mua sắm và kinh doanh trực tuyến một cách tiện lợi.
Ưu nhược điểm S-Commerce và E-Commerce
Social Commerce
Ưu điểm
- Tính tương tác cao vì khách hàng có thể bình luận, chia sẻ và đánh giá sản phẩm.
- Tiết kiệm chi phí Marketing cho doanh nghiệp
- Khả năng tiếp cận khách hàng tốt
- Cải thiện lòng trung thành và giữ chân khách hàng
- Thúc đẩy quyết định mua hàng
- Cải thiện trải nghiệm mua hàng
Nhược điểm
- Rất nhiều đối thủ cạnh tranh
- Gặp những phản hồi tiêu cực
- Cần kiên trì để tạo được lòng tin của khách hàng
- Phải theo dõi hoạt động kinh doanh hàng ngày
- Cần có chiến lược tiếp cận khách hàng hiệu quả
- Khó kiểm soát đối tượng mục tiêu
- Phạm vi giao dịch toàn quốc
E-Commerce
Ưu điểm
- Sở hữu thị trường rộng lớn
- Phạm vi giao dịch toàn cầu
- Dễ nắm bắt thông tin của khách hàng
- Trao đổi và trò chuyện với khách hàng qua chức năng nhắn tin trên sàn TMĐT
- Chi phí vận hành tương đối thấp
- Không giới hạn không gian
- Dễ kiểm soát
Nhược điểm
- Chi phí Marketing khá cao
- Phải tuân thủ quy định về chính sách của các sàn TMĐT cũng như chính sách thuế
- Thường gặp lỗi hoặc các trục trặc về công nghệ
- Thiếu tương tác với khách hàng
- Cạnh tranh khốc liệt
Nên tiếp tục với E-commerce truyền thống hay thử sức với S-Commerce?
Mỗi hình thức đều có ưu điểm và nhược điểm riêng. Việc lựa chọn phụ thuộc vào tình hình cụ thể của doanh nghiệp và chiến lược tiếp thị. Nếu bạn mới bắt đầu kinh doanh, bạn nên thử hình thức S-Commerce, bán hàng trên các trang mạng xã hội như Facebook, Tiktok,… Trên Facebook, có rất nhiều nhóm hoạt động như một chợ tiêu dùng để bạn giới thiệu và bán sản phẩm.
Nếu bạn muốn tiết kiệm chi phí vận hành nhưng vẫn có thể tạo ra nhiều lợi nhuận hơn so với việc bán hàng trên mạng xã hội. Vậy thì bạn có thể chọn mở cửa hàng trực tuyến hoặc kinh doanh trên các sàn TMĐT (E-Commerce) như Shopee, Lazada, Tiki,…Như vậy, giữa Social Commerce và E-Commerce không có một hình thức kinh doanh nào được coi là tốt hơn. Hình thức kinh doanh sẽ phụ thuộc vào tình hình cụ thể của doanh nghiệp và chiến lược tiếp thị của bạn.
Liệu doanh nghiệp có nên kết hợp cả hai?
Kết hợp S-Commerce và E-Commerce có thể là một chiến lược đáng để cân nhắc nếu doanh nghiệp muốn tận dụng sức mạnh của cả hai hình thức kinh doanh trực tuyến. Khi kết hợp cả hai, bạn có thể tạo ra trải nghiệm mua sắm toàn diện cho khách hàng. Điều này giúp bạn tiếp cận nhiều đối tượng mục tiêu khác nhau và xây dựng thương hiệu mạnh mẽ.
Tuy nhiên, để thành công, bạn cần lên kế hoạch cẩn thận và đảm bảo rằng cả hai phần của chiến lược hoạt động hài hòa với nhau. Điều này đòi hỏi tính nhất quán trong quản lý thương hiệu và sản phẩm. Cũng như hiểu rõ đối tượng mục tiêu và nhu cầu của họ trên từng nền tảng.
Làm thế nào để tối ưu hoạt động kinh doanh trên S-Commerce và E-Commerce?
Đảm bảo chất lượng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm là yếu tố hàng đầu quyết định khách hàng có quay trở lại với cửa hàng của bạn hay không. Chúng không chỉ ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng mà còn ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu của bạn. Trên E-commerce và S-commerce, việc khách hàng không có cơ hội kiểm tra sản phẩm trước khi mua là một khó khăn lớn. Do đó, bạn cần cung cấp mô tả sản phẩm thật chính xác và đầy đủ. Hình ảnh sản phẩm phải sắc nét, rõ ràng và chân thực. Khách hàng cũng thường xem đánh giá, bình luận trước khi mua sản phẩm. Vì vậy, nếu sản phẩm của bạn đảm bảo chất lượng. Nó không chỉ thỏa mãn khách hàng hiện tại, mà còn tạo điều kiện tốt để khách hàng giới thiệu sản phẩm đến người khác.
Chính sách giá hợp lý
Chính sách giá đóng vai trò quan trọng trong quyết định mua sắm của khách hàng. Do đó, bạn cần xác định giá trị thực sự của sản phẩm và cân nhắc chính sách giá sao cho cạnh tranh với thị trường.
Tối ưu hình ảnh và nội dung
Nói một cách dễ hiểu, ngay cả khi sản phẩm của bạn thực sự chất lượng. Nhưng hình ảnh của bạn không thực sự hấp dẫn thì không thể thu hút người dùng ghé thăm cửa hàng. Hình ảnh đẹp, thu hút là yếu tố giúp bạn có thể đánh bại đối thủ của mình. Hãy sử dụng hình ảnh sản phẩm chất lượng cao để thể hiện sản phẩm từ nhiều góc độ nhé.
Kết luận
Qua đây chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho bản thân mình rồi phải không nào? Social Commerce và E-Commerce đều đánh dấu bước tiến đột phá trong thế giới kinh doanh trực tuyến. Mang lại những cơ hội và tiềm năng lớn cho các doanh nghiệp. Sự kết hợp giữa mạng xã hội và thương mại điện tử sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận mục tiêu toàn cầu và tăng doanh thu nhanh chóng.
Xem thêm
Tiktok Shop Affiliate nơi bán hàng được nhiều người ưa chuộng và thu hút khách hàng nhất hiện nay.
Dịch vụ SEO uy tín, tiết kiệm chi phí và thời gian cho doanh nghiệp
Có thể bạn chưa biết tăng doanh số bán hàng từ việc seeding co sản phẩm và trang bán hàng của bạn.
Bài viết cùng chủ đề:
-
Đồng hành cùng doanh nghiệp: Giải pháp thuê ngoài phòng marketing
-
Bảng giá phòng marketing thuê ngoài tại Marketing Agency VN
-
Dịch vụ Digital Marketing tại Marketing Agency VN
-
Cách xây dựng chiến lược SEO lên Top tìm kiếm 2024
-
Bí quyết để xây dựng kênh Youtube thu hút hàng triệu lượt xem
-
Thiết kế website du lịch là gì? Đơn vị thiết kế uy tín ở TP.HCM