Schema là một yếu tố quan trọng trong quản trị Website. Giúp bổ sung cho cấu trúc dữ liệu của một Website. Sử dụng Schema đúng cách sẽ giúp cho doanh nghiệp thu hút được sự chú ý của khách hàng, từ đó tăng thứ hạng của SEO. Vậy Schema là gì? Cách cải tạo Schema cho Website hiệu quả? Các thắc mắc trên sẽ được giải đáp cụ thể trong bài viết này.
Schema là gì?
Schema hay còn gọi với những tên khác như Schema Markup, Schema.org. Đây là một đoạn Code Html hoặc Code khai báo Java Script có chức năng đánh dấu dữ liệu có cấu trúc ngắn. Mục tiêu của Schema là giúp các công cụ tìm kiếm rõ hơn về nội dung của trang web. Đồng thời, Schema hỗ trợ cung cấp thông tin tốt hơn cho người dùng công cụ tìm kiếm. Ngoài ra, Schema cũng là một trong những cơ sở quan trọng để Google đánh giá và xếp hạng Website của bạn.
Các loại Schema cần triển khai
Có rất nhiều loại Schema mà bạn có thể triển khai trên trang Web của mình như:
Schema làm nổi bật đoạn trích
Đây là dạng phổ biến nhất, nội dung có thể là khái niệm hoặc Top List, bảng giá,…Kết quả hiển thị sẽ phụ thuộc vào các từ khóa mà khách hàng tìm kiếm. Thông thường, dạng Schema sẽ xuất hiện tại vị trí đầu tiên của trang SERPs. Vậy nên rất dễ thu hút người dùng nhấp vào.
Schema dạng sitelink
Đây là dạng Schema giúp cho trang web có thể hiển thị được nhiều link liên quan cùng lúc. Ví dụ như thông tin sản phẩm, bảng giá, tổng đài hỗ trợ,…Schema dạng sitelink là một trong những phương án tối ưu. Giúp cho website nhận được nhiều lượng truy cập hơn. Khách hàng cũng sẽ nhận được nhiều thông tin chỉ với 1 lần tìm kiếm.
Schema sản phẩm (product)
Loại này thường được sử dụng cho các trang web bán hàng. Nhằm mục đích cung cấp thông tin sản phẩm, giá bán,…Ưu điểm nổi bật của Product Schema là có thể giới thiệu đến khách hàng những sản phẩm mà Website đó đang phân phối. Ngay cả khi khách hàng đó còn chưa biết đến Website của mình.
Breadcrumbs
Đây là loại chỉ đích danh vị trí của nội dung (ví dụ như danh mục nào, mục con nào,…). Cách dễ nhận biết nhất của Breadcrumbs Schema chính là xuất hiện 1 đuôi ngay sau URL. Ví dụ: https://marketingagency.vn/dich-vu-seo-tong-the/
Schema dạng tìm kiếm trang web
Đây là dạng Schema vô cùng tiện lợi vì nó giúp người dùng tối ưu được thời gian tìm hiểu trang Web của bạn. Cách nhận biết dạng Schema này là dưới kết quả tìm kiếm hiển thị trong trang SERPs sẽ xuất hiện 1 thanh tìm kiếm. Người dùng chỉ cần nhập từ khóa cần tìm. Lập tức sẽ nhận được kết quả mà không cần phải truy cập trực tiếp vào website như trước.
Schema ảnh hưởng như thế nào đến chiến lược SEO
Triển khai Schema sẽ ảnh hưởng quan trọng đến chiến lược SEO bằng cách cung cấp thông tin cấu trúc cho các công cụ tìm kiếm. Dưới đây là cách Schema ảnh hưởng đến chiến lược SEO của Website:
- Cải thiện hiểu biết của công cụ tìm kiếm: Schema giúp các công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về nội dung của trang web. Từ đó cải thiện khả năng hiển thị và đánh giá trang Web.
- Tăng tỷ lệ nhấp chuột (CTR): Với các đoạn văn tích hợp, trang Web có khả năng thu hút sự chú ý hơn trong kết quả tìm kiếm. Khi người dùng cảm thấp nội dung hấp dẫn. Họ sẽ có xu hướng nhấp vào liên kết của bạn thay vì kết quả khác.
- Tối ưu hóa cho thứ hạng tìm kiếm: Mặc dù Schema không trực tiếp ảnh hưởng đến thứ hạng trang Web trong kết quả tìm kiếm. Nhưng việc cung cấp thông tin hấp dẫn có thể cải thiện hiển thị, thu hút lượng traffic. Từ đó ảnh hưởng đến thứ hạng trang Web trong tương lai.
Hướng dẫn cách cài Schema cho website
Sử dụng trình trợ giúp của Google
Một trong những cách phổ biến và dễ dàng nhất để cài Schema là trình trợ giúp đánh dấu dữ liệu có cấu trúc của Google. Bạn sẽ thấy danh sách một số lược đồ để lựa chọn và nhập URL trang Web bạn muốn gắn thẻ. Hoặc đơn giản chỉ cần dán HTML có sẵn. Sau khi gắn thẻ xong, bạn hoàn tất và nhấp tạo HTML. Sau đó, bạn chọn Microdata hoặc JSON-LD. Sao chép và dán mã HTML mới vào mã nguồn của bạn.
Sử dụng Plugin
Hầu hết các trang web đều đã cài đặt chủ đề. Vì vậy, nếu bạn không muốn thay đổi chủ đề để nhận được Schema thì bạn có thể sử dụng plugin. Hiện nay có một số Plugin phổ biến như Yoast SEO, WP Review pro, Schema Pro, Rank Math,…
Lưu ý khi sử dụng Schema trong SEO
Để sử dụng Schema một cách một hiệu quả, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Nên tối ưu SEO thật tốt trước khi thêm Plugin Schema vào Website.
- Không nên lạm dụng Schema quá đà. Ví dụ như dùng Schema để tạo ra nhiều đánh giá ảo, tự tạo các câu hỏi và trả lời trong mục hỏi đáp,…
- Chú trọng đến nội dung trên trang web thay vì chỉ chú ý đến Schema.
- Không nên gắn mọi URL của trang web mà không biết Schema Person và Schema Local Business cần gắn ở đâu.
- Nên sử dụng mã JSON-LD, RDFa hoặc Microdata để cài đặt Schema cho website.
Cách kiểm tra Schema hoạt động?
Để kiểm tra xem Schema Markup đã hoạt động hay chưa, bạn có thể sử dụng các công cụ kiểm tra dữ liệu cấu trúc của Google.
Dùng Google’s Structured Data Testing Tool
- Bước 1: Truy cập vào trang web của Google’s Structured Data Testing Tool.
- Bước 2: Nhập URL của trang web hoặc dán mã HTML Schema vào ô Code Snippet.
- Bước 3: Nhấn “Run Test” để bắt đầu kiểm tra.
- Bước 4: Kết quả sẽ cho biết Schema đã được triển khai đúng cách hay chưa.
Dùng Google Search Console
- Bước 1: Truy cập vào tài khoản Google Search Console
- Bước 2: Chọn trang Web bạn muốn kiểm tra.
- Bước 3: Điều hướng đến mục cải thiện (Enhancements), ấn chọn “Rich Results”.
- Bước 4: Danh sách các loại dữ liệu cấu trúc mà Google phát hiện sẽ hiển thị lên.
Kết luận
Qua bài viết trên chắc hẳn bạn cũng đã hiểu rõ Schema là gì cũng như biết cách cải tạo Schema cho Website của doanh nghiệp rồi phải không nào? Với những kiến thức mà chúng tôi chia sẻ, hi vọng bạn sẽ tối ưu hóa hiệu suất của Schema lên mức cao nhất. Nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm trong việc này, liên hệ ngay WCAB NETWORK để được hỗ trợ nhanh nhất nhé!
Bài viết cùng chủ đề:
-
Google phát hành bản cập nhật spam tháng 6 năm 2024
-
Nên SEO Từ Khóa Có Dấu Hay Không Dấu Tốt Hơn?
-
Cách sử dụng Google Keyword Planner hiệu quả
-
Cách SEO Facebook Hiệu Quả Lên Top: Hướng Dẫn Chi Tiết
-
Cấu Trúc Website Là Gì? Cấu Trúc Website Chuẩn SEO gồm những gì?
-
Google PageSpeed Insights: Công Cụ Tối Ưu Hóa Hiệu Suất Website