Storytelling là một khía cạnh quan trọng của truyền thông và tiếp thị. Nó không chỉ đơn giản là việc kể một câu chuyện, mà còn là cách để chúng ta kết nối và tạo ấn tượng sâu sắc trong tâm trí khách hàng. Vậy Storytelling là gì? Hãy cùng Marketing Agency khám phá nghệ thuật kể chuyện này nhé!
Storytelling là gì?
Storytelling là một phương pháp sử dụng nghệ thuật kể chuyện để diễn đạt thông điệp, tạo kết nối với người khác thông qua việc kể lại các câu chuyện. Nó không chỉ đơn giản là việc kể chuyện mà còn bao gồm cách bạn xây dựng và trình bày câu chuyện để làm cho nó hấp dẫn, gây ấn tượng và truyền tải gián tiếp thông điệp quảng cáo đến người đọc.
Storytelling thường sử dụng các yếu tố như nhân vật, bối cảnh, sự kiện để tạo nên một cái câu chuyện hấp dẫn. Từ đó truyền đạt một giá trị, một ý nghĩa, hoặc một thông điệp nhất định. Nó có sức mạnh biến thông tin trở thành trải nghiệm đáng nhớ và thường là một cách hiệu quả để gây ấn tượng đến độc giả.
Lợi ích mà Storytelling mang lại cho doanh nghiệp
Storytelling mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho doanh nghiệp, bao gồm:
- Tạo kết nối: Storytelling giúp xây dựng sự kết nối mạnh mẽ giữa doanh nghiệp và khách hàng. Những câu chuyện sẽ làm cho khách hàng cảm thấy gần gũi và hiểu hơn về thương hiệu của bạn.
- Gây ấn tượng: Các câu chuyện thường làm cho thông điệp của bạn trở nên thú vị và độc đáo hơn. Điều này giúp bạn nổi bật trong đám đông và gây ấn tượng mạnh mẽ hơn với khách hàng.
- Tạo giá trị: Storytelling có thể giúp bạn truyền đạt giá trị một cách rõ ràng. Khách hàng sẽ thấy rằng họ không chỉ mua sản phẩm, mà còn mua câu chuyện và trải nghiệm.
- Giúp khách hàng nhớ lâu: Câu chuyện thường được nhớ lâu hơn so với thông tin truyền thống. Điều này có nghĩa là khách hàng có thể nhớ về thương hiệu và sản phẩm của bạn trong thời gian dài.
- Thúc đẩy hành động: Storytelling có khả năng thúc đẩy hành động. Nếu bạn kể một câu chuyện có yếu tố thúc đẩy. Bạn có thể kích thích khách hàng thực hiện hành động như mua hàng ngay lập tức.
- Tạo sự độc đáo: Storytelling có thể giúp bạn tạo sự độc đáo và nổi bật so với các đối thủ cạnh tranh. Nó là cách để khách hàng nhận biết bạn với những đối thủ khác.
Các dạng Storytelling phổ biến
Data Storytelling
Data Storytelling là hình thức kể chuyện thông qua số liệu. Mục tiêu của nó là biến các con số khô khan thành câu chuyện thú vị, dễ hiểu, và thuyết phục. Thông qua việc sắp xếp, biểu đồ hóa, và diễn giải dữ liệu. Data Storytelling giúp người xem hoặc người đọc hiểu rõ hơn về tình hình, xu hướng, hoặc vấn đề cụ thể.
Visual Storytelling
Visual Storytelling là việc sử dụng hình ảnh, đồ họa, video, biểu đồ và các yếu tố thị giác để truyền đạt câu chuyện. Nó tập trung vào việc tạo ra trải nghiệm trực quan và thú vị cho người xem. Visual Storytelling thường được sử dụng trên các nền tảng truyền thông xã hội, trang web, và các kênh truyền thông khác để thu hút sự chú ý và ghi nhớ thông điệp.
Digital Storytelling
Digital Storytelling là việc sử dụng các nền tảng kỹ thuật số như trang web, truyền thông xã hội, Podcast, Email, Blog,… để kể câu chuyện và tương tác với khách hàng. Nó cho phép doanh nghiệp tiếp cận một lượng lớn người dùng trực tuyến và tạo ra trải nghiệm tương tác.
Brand Storytelling
Brand Storytelling là kể các câu chuyện về thương hiệu của một doanh nghiệp. Nó tập trung vào việc xây dựng một hình tượng về thương hiệu. Giúp người tiêu dùng cảm nhận được giá trị, tôn trọng, và tạo kết nối với thương hiệu đó. Brand Storytelling không chỉ là việc kể chuyện về lịch sử và nguồn gốc của thương hiệu. Mà chúng còn bao gồm các yếu tố như giá trị cốt lõi, sứ mệnh, và mục tiêu của thương hiệu.
Nguyên tắc khi viết Storytelling là gì?
Để Storytelling được thực hiện hiệu quả, bạn cần tuân thủ nguyên tắc G-R-E-A-T như sau:
- G – Gắn kết (Genuine): Người kể chuyện cần phải biểu đạt cảm xúc và tình cảm một cách chân thành. Điều này giúp tạo ra sự đồng cảm và kết nối mạnh mẽ với đối tượng nghe hoặc đọc.
- R – Liên quan (Related): Câu chuyện của bạn cần phải có liên quan đến mục tiêu hoặc thông điệp bạn muốn truyền tải. Đừng để câu chuyện trở nên lạc hướng hoặc mất đi tính liên quan. Thay vào đó, giữ cho nó tập trung vào điểm chính mà bạn muốn thể hiện.
- E – Emotion (cảm xúc): Một câu chuyện hấp dẫn là câu chuyện có khả năng dẫn dắt người đọc qua nhiều cung bậc cảm xúc. Câu chuyện cần phải giữ cho người nghe hoặc đọc mê mải và muốn tiếp tục lắng nghe.
- A – Authentic (Chân thực): Một câu chuyện chân thực là câu chuyện thể hiện giá trị và cái tôi của bạn hoặc của thương hiệu của bạn. Đừng cố gắng đóng vai hoặc làm cho bản thân trở nên giả dối trong câu chuyện. Điều này có thể đánh mất niềm tin của đối tượng và làm mất đi sự hiệu quả của câu chuyện.
- T – Target (Mục tiêu): Câu chuyện của bạn nên được tùy chỉnh để phù hợp với đối tượng mà bạn muốn tiếp cận. Khi câu chuyện đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của đối tượng, nó sẽ tạo ra kết nối mạnh mẽ hơn và làm cho thông điệp trở nên hiệu quả hơn.
Cách viết Content Storytelling lôi cuốn
Chọn dạng cốt truyện phù hợp
Việc chọn loại câu chuyện phù hợp là bước quan trọng đầu tiên. Có nhiều dạng cốt truyện, từ câu chuyện về thành công, thất bại, học hỏi, tình yêu, đổi mới, hài hước, đến kể về người khác hoặc chính bản thân. Hãy xem xét mục tiêu của bạn và đối tượng mà bạn muốn tiếp cận để chọn loại câu chuyện phù hợp nhất. Ví dụ, nếu bạn đang quảng cáo sản phẩm thể thao. Một câu chuyện về sự đổi mới và thành công có thể kết hợp với thông điệp của bạn.
Để tạo ra content chất lượng cho bạn có thể xem thêm về content pillar để tạo nên content chất lượng logic cho ý tưởng nội dung của bạn.
Xác định góc nhìn của bạn
Có hai đối tượng cần phải có khi kể một câu chuyện, đó là nhân vật chính và người nghe. Trong Storytelling cũng vậy, bạn cần phải xác định được hai nhân vật này trước khi muốn tạo nên câu chuyện của mình. Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải đặt mình ở vị trí của người nghe để hiểu được những mong muốn, sở thích của họ về câu chuyện mà bạn sắp kể. Bởi mỗi người sẽ có một góc nhìn khác nhau.
Phác thảo nên cốt truyện
Sau khi xác định loại câu chuyện và góc nhìn, bạn nên phác thảo cốt truyện của mình. Bản phác thảo nên bao gồm phần giới thiệu, phát triển và kết luận. Điều này giúp câu chuyện được truyền tải một cách rõ ràng và có logic.
Dẫn chứng thuyết phục
Khi bạn đang kể câu chuyện, sử dụng dẫn chứng hoặc ví dụ cụ thể để thuyết phục đối tượng. Cung cấp thông tin chi tiết và minh chứng để câu chuyện trở nên thuyết phục hơn. Điều này giúp đối tượng tin tưởng vào thông điệp của bạn.
Tạo anh hùng trong câu chuyện
Từ “Anh hùng” ở đây không phải nói về một siêu nhân hay siêu anh hùng nào đó. Nó chỉ đơn giản là một người vượt qua khó khăn. Hay đơn giản chỉ là vượt qua chính bản thân mình để đạt được thành công. Hoặc là người đem đến niềm vui, sự giúp đỡ cho người khác. Nhân vật có đặc điểm như vậy sẽ khiến người đọc yêu mến.
Lời kết
Qua bài viết trên chắc hẳn bạn đã hiểu thuật ngữ Storytelling là gì rồi phải không nào? Hãy nhớ rằng Storytelling không chỉ đơn thuần là việc kể một câu chuyện. Mà đây còn là cách chúng ta kết nối và tương tác với khách hàng. Hãy tận dụng nghệ thuật kể chuyện một cách hiệu quả, bạn sẽ làm cho thông điệp của mình trở nên nổi bật hơn trong tâm trí người đọc.
Xem thêm:
Cách kiểm tra bài viết chuẩn seo bằng công cụ.
Có nên dùng keyword stuffing trong bài viết không.
Tâm lý khách hàng là gì? Cách tạo content xuyên thấu tâm lý khách hàng.
Bài viết cùng chủ đề:
-
Nên chạy quảng cáo facebook vào khung giờ nào?
-
Tìm hiểu các loại phễu marketing hiệu quả trong kinh doanh
-
Chiến lược 7P trong marketing du lịch gồm những gì?
-
Cách sử dụng Google Keyword Planner hiệu quả
-
Cách SEO Facebook Hiệu Quả Lên Top: Hướng Dẫn Chi Tiết
-
Google PageSpeed Insights: Công Cụ Tối Ưu Hóa Hiệu Suất Website