Social Commerce là gì? Bí quyết kinh doanh ở Social Commerce

shape
shape
shape
shape
shape
shape
shape
shape
Social Commerce là gì?

Bán hàng Online đang là xu hướng chủ đạo hiện nay, kéo theo đó là nhiều giải pháp tăng doanh số cũng xuất hiện. Social Commerce là một trong những hình thức không chỉ giúp doanh nghiệp tiếp cận được khách hàng. Mà còn tạo ra trải nghiệm mua hàng mượt mà hơn. Với sự tiện lợi mà nó mang lại, Social Commerce đã trở thành một xu hướng đang phát triển mạnh mẽ trong thế giới thương mại điện tử. Để hiểu rõ hơn về Social Commerce là gì, hãy cùng Marketing Agency tìm hiểu ngay bài viết dưới đây nhé!

Social Commerce là gì?

Social Commerce là một hình thức kinh doanh trực tuyến kết hợp giữa thương mại điện tử và mạng xã hội. Chúng cho phép khách hàng mua sắm tiếp trên các trang mạng xã hội mà không cần chuyển sang các trang Web khác. Nhờ có Social Commerce, trải nghiệm mua sắm của người dùng được cải thiện tốt hơn.

Social Commerce là gì?
Social Commerce là gì?

Lợi ích của Social Commerce là gì?

Tiếp cận người dùng dễ dàng

Social Commerce cung cấp một cách tiếp cận người dùng một cách dễ dàng hơn bao giờ hết. Thay vì phải đi đến một trang web riêng biệt. Giờ đây người dùng có thể xem và mua sắm sản phẩm ngay trên các nền tảng mạng xã hội. Điều này tạo ra sự thuận tiện và giúp thương hiệu tiếp cận một lượng lớn khách hàng mà họ đã bỏ lỡ trong mô hình thương mại truyền thống.

Tạo trải nghiệm mua sắm tiện lợi

Social Commerce tạo ra trải nghiệm mua sắm tiện lợi cho người dùng. Việc xem sản phẩm, đọc đánh giá, tìm hiểu về sản phẩm và thậm chí thanh toán có thể được thực hiện ngay trên nền tảng mạng xã hội, tiết kiệm thời gian và nỗ lực của họ. Điều này tạo ra sự thuận tiện đối với khách hàng và thúc đẩy quá trình quyết định mua hàng.

Lợi ích của Social Commerce
Lợi ích của Social Commerce

Cải thiện tỷ lệ chuyển đổi khách hàng

Một trong những lợi ích lớn nhất của Social Commerce là giảm bớt các thủ tục mua hàng cho người dùng. Khách hàng không cần phải rời khỏi mạng xã hội để truy cập vào website, điền thông tin cá nhân, chọn phương thức thanh toán, xác nhận đơn hàng…Với Social Commerce, bạn có thể mua hàng và thanh toán ngay trên nền tảng mạng xã hội.

Những mô hình chính của Social Commerce là gì?

Onsite Social Commerce

Onsite Social Commerce là mô hình doanh nghiệp dùng để bán hàng ngay trên website của mình. Nhưng đặc biệt ở chỗ là Onsite Social Commerce sẽ tận dụng các tính năng xã hội để tăng sự tương tác và tin tưởng của khách hàng. Ví dụ như cho phép khách hàng đăng nhập bằng tài khoản mạng xã hội, xem đánh giá, bình luận, tham gia nhóm hoặc các chương trình khuyến mãi.

Offsite Social Commerce

Offsite Social Commerce là mô hình doanh nghiệp dùng để bán hàng trực tiếp trên các nền tảng mạng xã hội. Ví dụ như bán hàng qua Fanpage, Livestream, Tiktok shop, Facebook Marketplace, Instagram Shopping,…

Những mô hình chính của Social Commerce là gì?
Những mô hình chính của Social Commerce là gì?

Quy trình triển khai Social Commerce vào hoạt động kinh doanh

Bước 1: Lựa chọn nền tảng mạng xã hội bạn muốn tham gia

Bước đầu tiên để triển khai Social Commerce là lựa chọn nền tảng mạng xã hội phù hợp với doanh nghiệp của bạn. Bởi mỗi một mạng xã hội sẽ có những đặc điểm nổi bật cũng như tệp khách hàng khác nhau. Chính vì vậy, bạn cần chọn cho mình một nền tảng chủ yếu để tập trung phát triển. Nếu như doanh nghiệp của bạn có đủ nguồn lực cả về tài chính lẫn nhân lực, bạn vẫn có thể triển khai cùng lúc nhiều nền tảng.

Bước 1: Lựa chọn nền tảng mạng xã hội bạn muốn tham gia
Lựa chọn nền tảng mạng xã hội bạn muốn tham gia

Bước 2: Tạo tài khoản và trang doanh nghiệp

Sau khi xác định nền tảng, bạn cần tạo một tài khoản. Thiết lập trang doanh nghiệp với đầy đủ thông tin như tên doanh nghiệp, logo, thông tin liên hệ, địa chỉ doanh nghiệp và đoạn mô tả ngắn. Đảm bảo rằng trang của bạn được tối ưu hóa để chuyển đổi người dùng thành khách hàng.

Bước 3: Tạo nội dung

Tiếp theo, doanh nghiệp cần tạo nội dung thu hút nhằm tương tác với người dùng. Bạn có thể sử dụng hình ảnh, video, bài viết blog, livestream để tạo sự tương tác và thúc đẩy sự quan tâm từ khách hàng tiềm năng. Ngoài ra trên mỗi bài viết, bạn cũng cần có những yếu tố kích thích mua hàng như:

  • CTA: Đây là lời kêu gọi người dùng thực hiện một hành động cụ thể. Ví dụ như “Mua ngay”, “Đặt hàng”, “Nhắn tin ngay”…
  • FOMO: Tạo cảm giác sợ bỏ lỡ cơ hội. Ví dụ như “Số lượng có hạn”, “Giảm giá chỉ trong hôm nay”, “Đừng bỏ lỡ cơ hội này”, “Một đêm duy nhất”…
  • UGC: Là nội dung do chính người dùng tạo ra. Ví dụ như bài review, bình luận, chia sẻ trải nghiệm sử dụng sản phẩm/dịch vụ….

Bước 4: Tối ưu quá trình mua hàng và chăm sóc khách hàng

Cuối cùng, hãy tối ưu hóa quá trình mua hàng và chăm sóc khách hàng. Đảm bảo rằng việc mua sắm trên nền tảng mạng xã hội của bạn là dễ dàng và thuận tiện. Doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ và tư vấn khách hàng như chatbot, CRM, thanh toán trực tuyến.

Tối ưu quá trình mua hàng và chăm sóc khách hàng
Tối ưu quá trình mua hàng và chăm sóc khách hàng

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần chú trọng đến khâu chăm sóc khách hàng sau khi mua. Bạn có thể gửi Email cảm ơn, xác nhận đơn hàng, thông báo tình trạng giao hàng, giải quyết khiếu nại nhanh chóng,…Chỉ như vậy, khách hàng mới cảm thấy yên tâm và ủng hộ vào những lần sau.

Để chăm sóc khách hàng, bạn cần có những mẹo nắm bắt tâm lý của khách hàng của mình và tư vấn cho họ một cách dễ dàng.

Tips bán hàng online với Social Commerce hiệu quả

Dưới đây là những

Tập trung vào các sản phẩm có giá thấp nhất hoặc sản phẩm tốt nhất

Khi triển khai Social Commerce, hãy tập trung quảng cáo những sản phẩm có giá thấp hoặc sản phẩm được xem là tốt nhất trong danh mục của bạn. Điều này có thể tạo sự kích thích và sự quan tâm ban đầu từ khách hàng. Sau đó, khi họ đã tạo niềm tin với bạn, họ sẽ dễ dàng khám phá các sản phẩm và dịch vụ khác của bạn. Theo nghiên cứu cho thấy, các ngành hàng bán tốt nhất với Social Commerce có thể kể đến như: thời trang, mỹ phẩm, trang trí nhà cửa,…

Tập trung vào các sản phẩm có giá thấp nhất hoặc sản phẩm tốt nhất
Tập trung vào các sản phẩm có giá thấp nhất hoặc sản phẩm tốt nhất

Ứng dụng các công cụ phù hợp

Sử dụng các công cụ và tính năng của nền tảng mạng xã hội một cách thông minh. Chẳng hạn như sử dụng tính năng livestream để giới thiệu sản phẩm trực tiếp cho khách hàng. Sử dụng tính năng chia sẻ để khuyến mãi và tạo viral hóa nội dung. Bạn cũng nên sử dụng các ứng dụng bên thứ ba để tối ưu hóa quy trình bán hàng của mình. Ví dụ như ứng dụng quản lý đơn hàng, Chatbox, ứng dụng phân tích dữ liệu.

Hợp tác với những người có ảnh hưởng

Hợp tác với những người có ảnh hưởng trong ngành của bạn như KOL, KOC, Influencer. Họ có thể giúp bạn tiếp cận một lượng lớn khách hàng. Người có ảnh hưởng đã xây dựng lòng tin vững chắc với đối tượng mục tiêu. Nên chắc chắn họ có thể giới thiệu sản phẩm của bạn một cách tự nhiên và hiệu quả. Ví dụ: Chiến thần review Đỗ Hà Linh đã đăng một video về sản phẩm sữa rửa mặt. Sau đó khuyến khích người dùng mua sản phẩm đó.

Chăm sóc kênh hàng thường xuyên

Không chỉ quảng cáo và bán hàng, mà bạn cũng cần chăm sóc kênh hàng của mình thường xuyên. Bạn nên cập nhật những thông tin mới nhất về sản phẩm, chương trình khuyến mãi, hoặc những nội dung liên quan đến sản phẩm của mình. Tất nhiên, bạn cũng nên trả lời các câu hỏi, phản hồi hoặc giải quyết khiếu nại của khách hàng một cách nhanh chóng. Có như vậy, khách hàng mới gắn bó lâu dài với kênh bán hàng của bạn.

Chăm sóc kênh hàng thường xuyên
Chăm sóc kênh hàng thường xuyên

Lời kết

Trên đây là một số thông tin về Social Commerce mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng với những kiến thức này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Social Commerce là gì cũng như biết cách triển khai chúng cho doanh nghiệp. Hãy tận dụng các kênh mạng xã hội phổ biến nhất hiện nay như Tiktok, Facebook, Instagram để triển khai Social Commerce nhé!

Xem thêm:

Dịch vụ SEO tổng thể website và Social Commerce tăng trưởng nhanh cho doanh nghiệp.

So sánh S-Commerce và E-Commerce nên triển khai cái nào sẽ có lợi.

Tăng hiệu quả lên đến 95% cho các nhà bán hàng khi tham gia Tiktok Shop Affiliate