Social Media Marketing là một trong những hình thức Marketing hiệu quả trong thời kỳ bùng nổ Internet hiện nay. Một thương hiệu được lan tỏa, một doanh nghiệp được nhiều người biết đến rất cần đến Social Media Marketing.
Vậy bạn đã biết những lợi ích cụ thể cũng như cách thực chiến hình thức Social Media Marketing này hay chưa? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ bài viết dưới đây nhé!
1. Social Media Marketing là gì?
Social Media Marketing dịch sang tiếng Việt có nghĩa là tiếp thị qua mạng xã hội. Cụ thể, nó chính là công việc sử dụng các nền tảng social media để kết nối với các khách hàng, qua đó nhằm xây dựng thương hiệu, tăng lượng truy cập website, thúc đẩy doanh số bán hàng.
Hoạt động Social Media Marketing thực tế không hề phức tạp. Đó là là chuỗi các hành động: tạo nội dung, tương tác và lắng nghe ý kiến người tương tác (khách hàng tiềm năng), phân tích kết quả và chạy quảng cáo trên Social Media.
Social Media Marketing là gì?
2. Những lợi ích của Social Media Marketing
Ngày nay, hầu hết các doanh nghiệp đều sử dụng công cụ Social Media Marketing để thực hiện các chiến dịch truyền thông của mình. Hoạt động Social Media Marketing mang lại rất nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp. Những lợi ích này có thể kể đến là:
2.1. Giúp tăng nhận diện thương hiệu
Số liệu thống kê của Statista năm 2020 trên thế giới có khoảng 3,6 tỷ người dùng Social Media. Dự kiến đến năm 2025 thì con số sẽ tăng lên tới 4,4 tỷ người. Khả năng nhận diện thương hiệu trên nền tảng Social Media cực kỳ lớn. Vậy nên, các doanh nghiệp, cá nhân nên tích cực xuất hiện trên các nền tảng Social Media để có thế tiếp cận đến nhiều khách hàng nhất có thể.
Social Media Marketing mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.
2.2. Tăng tỷ lệ chuyển đổi khách hàng
Thực tế đã chứng minh, việc chia sẻ những nội dung hữu ích liên quan đến sản phẩm lên Social Media là cách tăng tỷ lệ chuyển đổi khách hàng, tạo khách hàng tiềm năng, tăng doanh số bán hàng hiệu quả.
Theo cách này, doanh nghiệp tăng lượt lead bằng cách dẫn đường link website trực tiếp trên các bài đăng để gia tăng lượt truy cập. Thêm vào đó, hoạt động share, like, comment trên Social Media cũng hỗ trợ đắc lực cho việc tăng tương tác, thu hút khách hàng tiềm năng.
2.3. Duy trì mối quan hệ với khách hàng
Bạn có biết rằng, mỗi ngày trên mạng xã hội xuất hiện hàng nghìn các thương hiệu, doanh nghiệp lớn nhỏ. Doanh nghiệp, thương hiệu của bạn sẽ nhanh chóng bị khách hàng quên lãng nếu như không xuất hiện thường xuyên và đều đặn.
Social Media Marketing đem đến những nội dung hay ho, thiết thực sẽ thu hút khách hàng theo dõi, tương tác đều đặn. Đây là cách giúp mối quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp bền vững hơn. Việc tương tác với khách hàng thông qua bình luận, inbox hay dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ khách hàng 24/24 thông qua chatbox, hoạt động giveaway (tặng quà miễn phí) là những phương thức giúp khách hàng nhớ đến thương hiệu, doanh nghiệp của bạn lâu hơn.
Duy trì mối quan hệ với khách hàng nhờ Social Media Marketing.
2.4. Hoàn toàn miễn phí
Lợi ích vô cùng thiết thực của Social Media Marketing nữa đó là được sử dụng miễn phí. Bạn hoàn toàn có thể tiếp thị, quảng cáo sản phẩm, thương hiệu của doanh nghiệp trên các nền tảng xã hội mà không phải bỏ ra một chi phí nào. Có thể nói, đây là hình thức tiếp thị rất hiệu quả, rất thích hợp với doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ, chưa có tiềm lực kinh tế.
3. Những loại hình Social Media Marketing
Nếu tìm hiểu về lĩnh vực Marketing, bạn dễ dàng nhận diện các loại hình Social Media Marketing đang được sử dụng phổ biến hiện nay. Những loại hình này được kể đến gồm:
- Social News: Nền tảng này gồm các trang website Digg, Sphinn, Newsvine… thường được dùng để đọc tin tức, bình luận, bình chọn.
- Social Sharing: Nền tảng này gồm các trang Snapfish, Flickr, Youtube, được dùng để tạo, chia sẻ hình ảnh, video.
- Social Networks: Nền tảng này gồm các trang Facebook, Instagram, Twitter, Linkdln, MySpace được dùng để kết nối, chia sẻ.
- Social Bookmarking: Nền tảng này gồm các trang Faves, Delicious, Diigo, BlogMarks, StumbleUpon được dùng để chia sẻ, lưu lại các website mà mình yêu thích, phục vụ cho những mục đích riêng.
Social Media Marketing có nhiều loại hình khác nhau.
4. Cách xây dựng Social Media Marketing cơ bản
Thấy được những lợi ích tuyệt vời của Social Media Marketing rồi thì bạn đã sẵn sàng xây dựng kế hoạch Social Media Marketing cho doanh nghiệp của mình hay chưa? Hãy cùng chúng tôi xây dựng Social Media Marketing cơ bản nào!
Bước 1: Xác định mục tiêu KPI cụ thể
Thiết lập mục tiêu KPI là bước quan trọng trong quá trình xây dựng Social Media Marketing. Với mỗi doanh nghiệp sẽ có những mục tiêu riêng. Trong trường hợp doanh nghiệp của bạn còn mới thì nên quảng cáo sản phẩm ở nhiều nền tảng một cách sôi động, tích cực nhằm phát huy hết khả năng của chúng.
Nếu có thể, bạn nên vẽ cụ thể chân dung khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp. Sau đó, đề ra những mục tiêu càng cụ thể, càng chi tiết về mong muốn tìm kiếm khách hàng tiềm năng, mức lợi nhuận, khả năng nhận diện thương hiệu.
Bước 2: Xây dựng content ấn tượng, thu hút
Nhằm đạt được mục tiêu KPI mong muốn thì bạn cần bắt tay vào lên kế hoạch nội dung content. Doanh nghiệp của bạn cần đăng tải những bài viết có video, hình ảnh thật sống động, thể hiện sự chuyên nghiệp, đầu tư tốt nhất có thể. Nội dung bài viết thật lôi cuốn, ấn tượng. Thêm vào đó, lựa chọn giờ vàng để đăng tải cũng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả Social Media Marketing của doanh nghiệp.
Tạo nội dung cuốn hút, hấp dẫn.
Bước 3: Tạo cộng đồng người tiêu dùng
Một hoạt động không thể thiếu khi xây dựng Social Media Marketing đó chính là tạo ra cộng đồng người tiêu dùng đang trải nghiệm sản phẩm. Bạn có thể tạo trang, lập nhóm group để mời các khách hàng tiềm năng vào đó trao đổi, thảo luận.
Thông qua cộng đồng này, doanh nghiệp sẽ theo dõi, phân tích được các chỉ số đo lường hiệu quả, đồng thời đề ra được chiến lược cải thiện người dùng truy cập website. Và nhờ đó, việc phân tích số liệu từ trang mạng xã hội của doanh nghiệp sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Các công cụ giúp doanh nghiệp phân tích số liệu gồm có:
- In-Platform Analytics: Giúp doanh nghiệp phân tích trên chính nền tảng đó.
- Integrated Analytics: Hỗ trợ và chèn vào nền tảng xã hội mà doanh nghiệp đang sử dụng.
- Measure Against KPIs: Công cụ hỗ trợ và giúp doanh nghiệp đo lường trên KPI.
Bước 4: Lắng nghe và tương tác với khách hàng
Bước tiếp theo trong hoạt động Social Media đó chính là tập trung chăm sóc khách hàng tiềm năng. Doanh nghiệp cần lắng nghe, thấu hiểu và giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng về dịch vụ sản phẩm của doanh nghiệp. Hãy luôn tương tác với khách hàng thường xuyên và nhanh chóng, hạn chế tối đa việc để khách hàng chờ đợi và tuyệt đối không được quay lưng với khách hàng.
Lời Kết
Vậy là chúng tôi đã giúp bạn đọc hiểu rõ Social Media Marketing là gì và quy trình của một Social Media cơ bản. Hy vọng đây là những kiến thức bổ ích giúp doanh nghiệp của bạn nâng cao được chiến dịch truyền thông của mình.
Bài viết cùng chủ đề:
-
Nên chạy quảng cáo facebook vào khung giờ nào?
-
Tìm hiểu các loại phễu marketing hiệu quả trong kinh doanh
-
Chiến lược 7P trong marketing du lịch gồm những gì?
-
Cách sử dụng Google Keyword Planner hiệu quả
-
Cách SEO Facebook Hiệu Quả Lên Top: Hướng Dẫn Chi Tiết
-
Google PageSpeed Insights: Công Cụ Tối Ưu Hóa Hiệu Suất Website