Không phải mọi nội dung mà bạn hoặc doanh nghiệp của bạn tạo ra đều có hiệu suất cao nhất. Và điều đó là hoàn toàn bình thường. Thực ra “những content có hiệu suất mang đến 93% số lượng khách hàng tiềm năng của HubSpot chỉ chiếm 20%”. (Dharmesh Shah, đồng sáng lập HubSpot)
Khi bạn đã sở hữu một nội dung có chất lượng, hãy làm mọi cách để nó có thể tiếp cận với nhiều người nhất có thể. Bởi vì nếu nó hoạt động tốt trên website của bạn, thì rất có thể nó cũng sẽ hoạt động tốt trên các website khác. Đây là lúc mà việc tái xuất bản nội dung trở thành một giải pháp hữu hiệu và hiệu quả.
Tái xuất bản nội dung (content republishing) là hành động đăng lại nội dung của bạn, chủ yếu là các bài blog trên các trang web khác nhưng có dẫn nguồn. Cách làm này giúp bạn đăng những nội dung có ý nghĩa từ các website khác khác bên cạnh những nội dung do chính bạn tạo ra.
Dưới đây là một số cách hay bạn có thể tham khảo khi tái xuất bản nội dung.
Đầu tiên, có hàng trăm website mà bạn có thể tái xuất bản nội dung của những website đó. Nhưng hãy chọn những website có uy tín và phù hợp với doanh nghiệp của bạn. Rất có thể những website phù hợp với ngành của bạn rất ít và hiếm. Nhưng hãy nỗ lực tìm kiếm một chút bạn sẽ tìm thấy. Nếu bạn bạn chưa biết bắt đầu từ đâu thì hãy thử với các website như Forbes, HuffingtonPost hoặc Business Insider.
Để nội dung của bạn có thể được giới thiệu trong các trang web như thế có thể sẽ rất khó khăn. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể làm được nếu có cách tiếp cận phù hợp.
Ngoài ra còn có những trang web mà bạn có thể đăng tải lại nội dung và quản lý nó, như LinkedIn và Medium. Các trang web này giúp bạn kiểm soát cách truyền thông điệp và thời gian đăng bài dễ dàng hơn.
Thứ hai, không đăng lại lại tất cả nội dung ngoài những nội dung hoạt động hiệu quả nhất. Không phải nội dung nào của bạn cũng sẽ tạo ra kết quả tốt. Khi bạn tìm thấy một content hoạt động hiệu quả, hãy xem xét cách đăng tải và đăng tải ở đâu để bạn tiếp tục khai thác giá trị từ content đó.
Thứ ba, hãy dành thời gian để cập nhật tiêu đề (headline) của content được tái bản. Điều này sẽ giúp bài đăng đó nổi bật trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm.
Khi Ryan Battles, một nhà tiếp thị và doanh nhân, đăng tải một bài blog, anh ấy cũng đăng nó lên LinkedIn, Medium, Reddit và các kênh có liên quan khác để tối đa hóa khả năng tiếp cận của nội dung. Nhưng bí quyết nằm ở đây: Anh ấy thay đổi tiêu đề của bài được đăng lại để nó khác với bài đăng trên blog gốc.
Hãy lưu ý tiêu đề bài blog trên website của anh ấy, “Tìm nỗi đau của người dùng”, sau đó xem cách anh ấy tái xuất bản nội dung được xuất bản lại trên LinkedIn và Reddit với tiêu đề “Bắt lấy nỗi đau của người dùng”.
Bài viết liên quan:
Lợi ích của việc tái sử dụng nội dung
Bài viết cùng chủ đề:
-
Cách tăng tỷ lệ chuyển đổi mua hàng: Hướng dẫn chi tiết từ chuyên gia
-
AI Mode của Google: Trải nghiệm tìm kiếm thông minh tại Việt Nam
-
Giải mã hành trình khách hàng với AI: Bước đột phá để tối ưu hóa trải nghiệm
-
Báo giá phòng marketing thuê ngoài – Giải pháp hiệu quả cho doanh nghiệp
-
Storytelling trong Marketing – Nghệ thuật kể chuyện tạo kết nối thương hiệu
-
Những rủi ro khi thuê phòng marketing thuê ngoài và cách khắc phục
-
Xu hướng phòng marketing thuê ngoài năm 2025 – Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam
-
CRM Integration: Cách tích hợp CRM để quản lý dữ liệu khách hàng hiệu quả
-
TikTok và sự chuyển dịch từ Short Video sang Video Dài: Cơ hội mới cho doanh nghiệp
-
Tương lai của tiếp thị không cookies: Giải pháp cho doanh nghiệp Việt
-
Sự chuyển dịch từ SEO truyền thống sang Search Generative Experience (SGE): Cuộc cách mạng trong tìm kiếm thông tin
-
Tiếp thị bền vững: Chiến lược định vị thương hiệu thời đại xanh
- Tags:
- tái sử dụng content