TrustRank là gì? Cách tăng độ Trust cho website

shape
shape
shape
shape
shape
shape
shape
shape
Thuật toán Google trustRank hoạt động như thế nào?

TrustRank là một thước đo không thể thiếu về độ đáng tin cậy của một trang web. Mỗi liên kết từ một trang có TrustRank cao sẽ là một lời chứng thực cho độ tin cậy của trang web mà nó hướng tới. Vậy TrustRank là gì? Chúng có vai trò gì trong SEO? Cùng Marketing Agency tìm hiểu thuật ngữ này qua bài viết dưới đây nhé!

TrustRank là gì?

TrustRank là một khái niệm trong lĩnh vực SEO đề cập đến mức độ đáng tin cậy và uy tín của một trang web trên các công cụ tìm kiếm, đặc biệt là Google. Website có chỉ số TrustRank càng lớn thì xếp hạng của trang càng cao. Điều này giúp trang Web của bạn có khả năng được đề cử và dễ dàng tiếp cận với nhiều khách hàng hơn.

TrustRank là gì?
TrustRank là gì?

Tầm quan trọng mà TrustRank mang lại đối với SEO

TrustRank mang lại tầm quan trọng vô cùng quan trọng đối với SEO. Đặc biệt là trong việc xây dựng và duy trì sự uy tín của trang web. Dưới đây là tầm quan trọng mà TrustRank mang lại đối với SEO:

  • Tăng sự tin cậy từ công cụ tìm kiếm: Các trang web có TrustRank cao có khả năng được xem xét và xếp hạng cao hơn trong kết quả tìm kiếm. Tạo cơ hội thu hút nhiều lượt truy cập hơn.
  • Tạo sự khác biệt giữa trang web đáng tin và spam: TrustRank giúp phân biệt rõ ràng giữa các trang web có chất lượng cao và đáng tin cậy với những trang web gian lận hoặc spam.
  • Giảm nguy cơ bị phạt hoặc xếp hạng kém: Khi duy trì chỉ số TrustRank ở mức cao. Bạn tránh được rủi ro bị phạt hoặc mất xếp hạng do sử dụng các kỹ thuật gian lận.
  • Tạo sự tin cậy và hấp dẫn cho người dùng: Trang web có TrustRank cao thể hiện sự đáng tin cậy và chất lượng. Mà sự tin tưởng từ người dùng càng cao, khả năng họ sẽ thường xuyên truy cập và tương tác với trang web của bạn càng tốt.
Tầm quan trọng mà TrustRank mang lại đối với SEO
Tầm quan trọng mà TrustRank mang lại đối với SEO

Thuật toán Google TrustRank hoạt động như thế nào?

Thuật toán Google TrustRank là gì, nó đang đang hoạt động như một bộ lọc. Nếu như chúng phát hiện ra các trang chứa những liên kết và nội dung tin cậy. Trang đó sẽ được đánh giá như một tài nguyên có giá trị. Ngược lại, nếu như chúng phát hiện ra web chứa liên kết và nội dung không đáng tin cậy. Nó sẽ báo về máy chủ tìm kiếm và làm tụt thứ hạng của trang đó ngay lập tức. Nếu như website của bạn bị dính án phạt của Google TrustRank. Chỉ sau một khoảng thời gian, website của bạn sẽ biến mất trên trang tìm kiếm của Google.

Thuật toán Google trustRank hoạt động như thế nào?
Thuật toán Google trustRank là gì, hoạt động như thế nào?

Thuật toán TrustRank sẽ đánh giá website thông qua các thông tin như: chú thích, tên tuổi của tác giả, nội dung của bài viết…để sắp xếp lại thứ hạng cho các kết quả tìm kiếm theo truy vấn của người dùng. Vì vậy, cách thông minh nhất đó là bạn phải cập nhật và cải thiện trang web tốt thường xuyên.

Phân biệt Pagerank và TrustRank

Nhiều SEOer hiện nay vẫn nhầm lẫn giữa hai thuật ngữ Pagerank và TrustRank. Mặc dù chúng đều là 2 thuật toán của Google nhưng chúng cũng có sự khác biệt.

PageRank

PageRank là thuật toán dựa trên số Backlink trỏ về một website để làm tín hiệu xếp hạng. Thang điểm của Pagerank là từ -1 đến 10. Trong đó, -1 là không xác định và 0 đến 10 là điểm số của trang Web. Hiện nay, PageRank đã không còn được sử dụng trên thị trường nhưng TrustRank vẫn đang được phát triển mạnh hơn.

TrustRank

Trong chỉ số tin cậy TrustRank, điểm spam càng lớn thì nguy cơ Website bị hạ thứ bậc càng cao. Vì vậy, một bài viết chất lượng cần có những Backlink không có tín hiệu Spam. Một Website được đánh giá Pagerank cao không có nghĩa trang Web sẽ được lên Top trên bảng xếp hạng tìm kiếm. Nhưng nếu có TrustRank tốt thì khả năng từ khóa lên Top là rất cao. Có thể nói, TrustRank là phiên bản nâng cấp hơn của Page Rank.

Sự khác nhau giữa Pagerank và TrustRank là gì
Phân biệt Pagerank và TrustRank

Nhìn chung, PageRank tập trung vào mức độ ảnh hưởng của trang web trong mạng lưới liên kết. Trong khi đó, TrustRank tập trung vào mức độ đáng tin cậy và uy tín của trang web. Cả hai đều ảnh hưởng đến vị trí của trang web trong kết quả tìm kiếm, nhưng từ góc độ khác nhau.

Các yếu tố ảnh hưởng đến TrustRank là gì

Tuổi thọ của tên miền

Tuổi thọ của tên miền (domain age) đề cập đến thời gian mà tên miền của trang web đã tồn tại trên Internet. Các trang web có tuổi thọ lâu dài hơn thường được coi là có khả năng đáng tin cậy hơn. Bởi chúng đã tồn tại và hoạt động trong một khoảng thời gian dài.

Các yếu tố ảnh hưởng đến TrustRank là gì
Các yếu tố ảnh hưởng đến TrustRank là gì

Domain có phát triển tự nhiên không

Các trang web có quá trình phát triển tự nhiên, không có dấu hiệu hoạt động gian lận hoặc spam thường được đánh giá cao hơn trong việc xây dựng TrustRank.

Sự hiện diện của các liên kết chất lượng từ các trang web đáng tin cậy đối với trang web của bạn có thể tạo dấu ấn tích cực trong việc tạo TrustRank. Ví dụ, nếu trang web của bạn được liên kết từ các trang web uy tín như Wikipedia, các trang tin tức lớn, hoặc các trang web chính thống,… đó là một yếu tố tốt cho TrustRank.

Các liên kết mà trang web của bạn tạo ra đến các trang web khác cũng có thể ảnh hưởng đến TrustRank của bạn. Nếu bạn liên kết đến các trang web không đáng tin cậy hoặc chất lượng kém, điều này có thể ảnh hưởng đến sự uy tín của trang web.

Cách tăng TrustRank cho website hiệu quả

Như đã nói trên, việc xây dựng các Backlink chất lượng sẽ giúp Google tin tưởng hơn vào trang web của bạn. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo Backlink không có tín hiệu spam vì nếu điểm spam cao, trang Web của bạn hoàn toàn có khả năng bị Google phạt.

Cách tăng TrustRank cho website hiệu quả
Cách tăng TrustRank cho website bằng backlink

Bạn nên sử dụng các liên kết đến các trang web liên quan và chất lượng trong nội dung của bạn. Bạn không thể viết về lĩnh vực y tế nhưng lại gắn link đến chủ đề trồng cây. Đây chẳng khác nào lấy “râu ông nọ cắm cằm bà kia”. Vậy nên khi viết bài trên Web, bạn nên chú ý gắn các External link cùng một chủ đề. Điều này tạo liên kết mạnh mẽ với các nguồn tin cậy và tăng khả năng trang web của bạn được đánh giá cao hơn về sự đáng tin cậy.

Nội dung chất lượng

Một Website có điểm TrustRank cao chắc chắn phải chứa nội dung chất lượng và hữu ích. Các bài viết chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức trong một lĩnh vực nào đó thường sẽ được Google đánh giá cao và cho nhiều điểm TrustRank.

Hạn chế các trang 404

Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trang bị 404 Not Found thường là do đường dẫn Link bị thay đổi, bật mod_rewrite bị sai hoặc tạo sai mã Code tạo. Các trang lỗi kỹ thuật không chỉ ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng. Mà chúng còn có thể gây tác động tiêu cực trong mắt các công cụ tìm kiếm. Vì thế để nâng cao chỉ số TrustRank, bạn cần thường xuyên kiểm tra và sửa các liên kết hỏng.

Khắc phục lỗi trang 404
Khắc phục lỗi trang 404

Kiểm tra Bounce Rate và thời lượng truy cập website

Các website trùng lặp nội dung sẽ khó có thể giữ chân người đọc quá vài giây. Vì thế, để cải thiện tỷ lệ thoát trang, bạn cần phải chú trọng sáng tạo nội dung hấp dẫn để duy trì người dùng trên trang Web. Thời lượng truy cập càng lâu, công cụ tìm kiếm càng đánh giá cao trang web là có giá trị.

Lời kết

Trên đây, Marketing Agency đã giới thiệu cho các bạn TrustRank là gì và làm thế nào để cải thiện chỉ số này cho website hiệu quả. Hy vọng với những thông tin ấy sẽ giúp bạn trong việc xây dựng và phát triển trang web nhé. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp sớm nhất.

Xem thêm:

Cách xây dựng Guest post tăng nhận diện và TrustRank  cho website.

Bounce Rate là gì ? 5 cách giảm tỷ lệ thoát trang cho website của bạn

Cách viết thẻ Meta Description thu hút người xem.